Trong thực tiễn hoạt động Du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 49)

Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì

đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch. So với một số điểm du lịch khác ở nước ta, du lịch Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm. Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến 2010 và Kế hoạch số 17/KH- UBND ngày 16/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Thông báo 192- TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết 03- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010. Nghị quyết số 15- NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 07/KH- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch.

Từ năm 2002 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 54,6% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 275 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho 163 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Pháp trình độ A và B cho 126 lao động.

Bảng: 2.3. Nguồn lao động được đào tạo giai đoạn 2003- 2012.

Đơn vị tính: người

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình 2012- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình)

Theo bảng thống kê trên cho thấy, trong vòng 10 năm số lượng lao động hoạt động trong ngành du lịch Ninh Bình tăng gần gấp đôi với trên 3000 lao

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Hoạt động du lịch 5.510 5.500 5.620 5.700 6.400 6.816 7.110 7.957 8.611 8.850 Trình độ Ngoại ngữ 90 135 147 180 286 290 315 345 380 400 Quản lý nhà nước 353 409 470 621 650 916 960 1.004 1.067 1.100 Tr đó: - Đại học, Cao đẳng 30 45 50 70 85 183 196 214 232 250 - Trung cấp nghề 135 165 195 158 190 322 410 420 450 450 - Đào tạo khác 188 199 225 393 375 411 354 370 385 400

động. Số lao động quản lý nhà nước tăng gấp 3 lần, cho thấy sự quan tâm đầu tư của nhà nước để đảm bảo ngành du lịch phát triển. Số người có trình độ đại học, cao đẳng, tăng gấp 10 lần từ 30 người lên 250 người thể hiện quyết tâm phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình.

Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Ninh Bình trong thời gian qua. Năm 2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã mở, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó Sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đoàn khách du lịch, công ty lữ hành trong nước và quốc tế. Một trong những đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay chiếm tỷ trọng khá lớn, với trên 6.000 lao động, chiếm 84% tổng số lao động làm du lịch. Nhưng hầu hết chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương

về phát triển du lịch, từ năm 2003 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,…) cho 4.050 người. Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Đến nay đã có 25 lượt cán bộ của các khách sạn nhà hàng trong tỉnh được tham gia các lớp học về chế biến món ăn, 20 học viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, 55 hướng dẫn viên được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ.

Năm 2004- 2005, ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với khoa Du lịch - Khách sạn của trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 3 lớp đào tạo kiến thức về du lịch cộng đồng cho hơn 300 cán bộ quản lý của các huyện Hoa Lư và Yên Mô, 1.500 người dân tham gia làm du lịch, nội dung chương trình bồi dưỡng được phát liên tục trên hệ thống loa truyền thanh công cộng cho toàn thể người dân ở các huyện trên nghe. Nhìn chung công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch. Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy để ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở Ninh Bình nói riêng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển du lịch của tỉnh có tiến bộ hơn. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Đào tạo,

bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh.

Khách du lịch trong nước và ngoài nước biết đến du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Ninh Bình đã đến thăm quan, sử dụng các hình thức du lịch khác nhau như du lịch sinh thái, du lịch homestay… nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm.

Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tỉnh quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quan tâm thực hiện theo phương án, kế hoạch đã đề ra, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới. Quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định

hướng phát triển chung của địa phương. Quá trình kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch.

2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NINH BÌNH

2.3.1. Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã được các cấp lãnh đạo ở Ninh Bình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng thời ngày càng chú trọng tới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Một lĩnh vực liên quan tới nhiều thành phần xã hội, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thống nhất quản lý đối với ngành kinh tế quan trọng này. Với tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, của Tổng Cục Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã tiến hành điều tra, khảo sát và lập được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật định hướng, chiến lược, tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng. Đưa công tác quản lý nhà nước về du lịch dần đi vào nền nếp và góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Về địa phương Ninh Bình, từ khi tái lập tỉnh đến nay, đã có nhiều văn bản, quy phạm pháp luật của tỉnh được ban hành nhằm quản lý, thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên du lịch Ninh Bình một cách hiệu quả và bền vững. Du lịch Ninh Bình có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ thị, nghị quyết của Tổng Cục Du lịch, Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, chương trình

quốc gia về du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch Ninh Bình 2006- 2010 để quản lý điều hành, tích cực triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu du lịch Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch Vân Long, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp các ngành chấn chỉnh có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở các khu du lịch. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong những năm gần đây hệ thống dịch vụ du lịch đã được xã hội hoá ngày càng rộng rãi với nhiều thành phần xã hội tham gia. Nhiều khu du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá, khu vui chơi giải trí… đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cho hoạt động du lịch

Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngành du lịch đã được quan tâm nhiều hơn. Công tác quản lý nhà nước về du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã có những cố gắng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và góp phần đáng kể vào sự khởi sắc của ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình. Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ du lịch ở các khu du lịch trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Việc tư nhân xây dựng tràn lan các nhà hàng, nhà nghỉ, các cửa hàng bán hàng lưu niệm gây nên sự lộn xộn, và phá vỡ cảnh quan, môi trường chung của các khu du lịch nhất là các khu như: Tam Cốc - Bích Động, Vân Long… Ở các khu du lịch người dân địa phương khai thác đá, nhất là nhũ đá trong các hang động để kinh doanh đá cảnh, chặt cây làm củi và lấy cây cảnh vẫn còn xảy ra thường xuyên. An ninh trật tự ở các khu du lịch vẫn chưa được đảm bảo, còn tồn tại hiện tượng trộm cắp của du khách, đeo bám theo du khách để bán hương, bán hàng lưu niệm gây nên sự khó chịu cho du khách. Chưa xây dựng được cơ chế, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Chưa có đơn vị chuyên trách về phát triển các loại hình du lịch và có chiến lược phát triển nó một cách bền vững. Chưa có chiến lược đào tạo lực lượng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 49)