Đánh giá tổng quan phát triển du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 67)

Giai đoạn 2002 - 2012, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, đưa năng suất lao động cao hơn so với nhiều ngành khác và tăng hơn 2 lần trong giai đoạn vừa qua. Đưa doanh thu ngành tăng từ 30,6 tỷ đồng năm 2001 lên 63,2 tỷ đồng năm 2005 và đạt trên 559 tỷ

đồng vào năm 2010, dần trở thành ngành mũi nhọn. Tuy nhiên du lịch Ninh Bình chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội khi tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh. Phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và đầu tư phát triển ngành còn thiếu đồng bộ giữa hạ tầng cứng (thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch hoàn chỉnh để trở thành trung tâm với các hạ tầng nhà để xe, nhà hàng, khách sạn) và hạ tầng mềm, (trong đó đặc biệt là trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao, môi trường văn hóa và văn hóa kinh doanh). Khách du lịch tại nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, tâm linh tầm quốc gia, quốc tế đã được tổ chức trên địa bàn; cơ sở hạ tầng đặc biệt tại các điểm du lịch trọng điểm được tăng cường tạo điều kiện hấp dẫn du khách, khách du lịch của tỉnh đã tăng lên liên tục qua từng năm, kể cả thời kỳ nền kinh tế suy giảm. Năm 2010, có gần 3,6 triệu lượt khách đến Ninh Bình, gấp 9,0 lần so với năm 2000, trong đó tỷ lệ du khách quốc tế tăng lên từ 25% (năm 2000) lên trên 30% (năm 2009) và khách nội địa tăng nhanh, bình quân khoảng 30%/năm. Phân tích thị phần cho thấy, khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình chiếm tỷ trọng cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên, khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ trên 30%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt. Năm 2010, bình quân số ngày khách du lịch lưu trú tại Ninh Bình đã tăng lên là 1,5 ngày. Mức chi tiêu khách quốc tế là 20USD/ngày/khách và khách nội địa là 170 nghìn đồng/ngày/khách. Đây là mức thấp so với nhiều địa phương có tiềm năng du

lịch khá. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và một số khu du lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư... được phát triển. Số khách sạn tăng gần 10%, phòng tăng 15% và nhiều nhà hàng được mở mang thêm. Về lao động ngành du lịch: giai đoạn 2002 - 2012 số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch đều tăng khá. Năm 2012 toàn tỉnh có trên 11.500 lao động, gấp hơn 2 lần so với năm 2002. Trong đó, số lao động do các cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý khoảng 1.100 người, với tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 68%, (số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khoảng chiếm 11%). Kết quả hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được đột phá về giá trị, nguyên nhân là quá trình đầu tư phát triển, trong đó có phát triển hạ tầng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung đầu tư các khu chính, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng nên khu ăn uống, bãi để xe và khu nghỉ ngơi, khu xử lý rác thải còn thiếu. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa thực sự đi vào cuộc sống, tập trung nhiều vào khu vực Nhà nước nên chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở khu vực tư nhân chưa đảm bảo khai thác được tiềm năng lợi thế sẵn có. Quản lý hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp chuẩn mực quốc gia, chưa quan tâm xây dựng và đưa vào thực hiện các quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp, du khách tham gia vào hoạt động du lịch. Chưa có chương trình hay hoạt động cụ thể thực chất, hiệu quả để nâng cao văn hóa ứng xử đối với người lao động ngành du lịch và nhân dân sinh sống trong hoặc gần khu du lịch Vì vậy, giá trị thu được chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỷ lệ khách quốc tế chậm được nâng lên (chiếm khoảng 1/3 lượng khách). Nguyên nhân do hạ tầng hạn chế, trình độ nguồn nhân lực chưa tương xứng và hoạt động chưa đạt chuẩn mực. Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã được các cấp lãnh đạo ở Ninh Bình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng thời ngày càng chú trọng tới công tác quản

lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Một lĩnh vực liên quan tới nhiều thành phần xã hội, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thống nhất quản lý đối với ngành kinh tế quan trọng này. Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, từng bước tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, như: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Du lịch… Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có sự năng động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Chính quyền tỉnh đã chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài nước.

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn từng bước được sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính đối với kinh

doanh nói chung, đối với hoạt động du lịch nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình (Trang 67)