Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân (Trang 47)

5. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp

2.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

Kế toán trƣởng:

Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp theo đúng chuẩn mực và luật kế toán của Nhà nước Việt Nam.

Gửi báo cáo kế toán đúng hạn theo quy định Nhà nước, điều lệ của doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị để kiểm tra, theo dõi và tổng hợp tình hình kết quả hoạt động của phòng kế toán trong từng tháng, từng quý, từng năm nhằm đối chiếu với nhiệm vụ kế hoạch được giao để báo cáo cho giám đốc.

Hướng dẫn những chuẩn mực, chế độ kế toán mới do Nhà nước ban hành.

Hoạch định hoạt động ngân sách của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn tại DNTN Hoàng Ân.

Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý tài sản, hồ sơ thuộc phòng kế toán.  Kế toán tổng hợp:

Kiểm tra và tổng hợp các số liệu để kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ và lập báo cáo kế toán tài chính, báo cáo thuế,...

Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra khi có yêu cầu.

Lập các chứng từ, hạch toán các nghiệp vụ về: trích lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tài sản cố định, chi phí trả trước và phân bổ chi phí trả trước.

In báo cáo chi tiết cho các bộ phận kế toán khi có yêu cầu.  Kế toán hàng hóa:

Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ về tình hình lưu chuyển hàng hoá. Tính toán, phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng nhập kho, xuất kho.

Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hoá, cung cấp thông tin tổng hợp về hàng hoá, kịp thời phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán công nợ:

Chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tình hình các khoản nợ phải trả, phải thu theo từng khách hàng, từng nhà cung cấp, từng hợp đồng và theo thời hạn nợ.

Đồng thời, đối chiếu với các phần hành kế toán khác có liên quan để theo dõi công nợ khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên báo cáo với kế toán trưởng.

Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng:

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán, lập phiếu thu chi, theo dõi lượng tiền mặt tồn tại quỹ. Từ chứng từ gốc và phiếu thu chi, lập bảng kê thu chi và sổ quỹ.

Quản lý mọi giao dịch với ngân hàng khi có nhu cầu thu chi qua ngân hàng, theo dõi và lập các chứng từ chuyển khoản, ghi chép sổ sách liên quan đến ngân hàng.

Cung cấp kịp thời các chứng từ kế toán cho kế toán công nợ để sao giữ và đối chiếu công nợ với khách hàng.

Thủ quỹ:

Thu và chi tiền theo các phiếu đề nghị thanh toán khi đã kiểm tra chính xác, ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thu chi qua ngân quỹ của doanh nghiệp.

Lưu giữ chứng từ thu chi và bảo quản tiền của doanh nghiệp. Kiểm tra quỹ tiền mặt, sổ sách thực tế hàng ngày.

Báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ hoặc đột xuất cho kế toán trưởng và ban giám đốc chính xác để có thể xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)