Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản biển đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là đối với các khu vực biển ven bờ. Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản đã có những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, song nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá các khu vực sinh sống, sinh sản của các loài thủy sản... Nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển Việt Nam, thì cần phải có các định hướng và giải pháp cụ thể:
- Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Hoàn thiện công nghệ khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi hợp lý cơ cấu đội tàu vùng lộng. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (trên 90CV) để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung – Vịnh Bắc bộ; củng cố, bố trí tàu thuyền
88
khai thác theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững;
- Định hướng phát triển cơ cấu nghề nghiệp theo hướng tăng tỷ lệ kiêm nghề trên cơ sở khuyến khích tăng kiêm nghề các loại nghề đánh bắt vùng khơi như: câu, chụp cá, mực; lưới kéo đôi; duy trì và giảm dần các loại nghề đánh bắt vùng lộng và ven bờ như: vó mành, vây, vó, xăm và bỏ hẳn các nghề đáy, te…;
- Tăng cường cơ sở hạ tầng dịnh vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả khai thác;
- Chỉ đạo sâu sát và đẩy nhanh tiến độ các dự án, đề án trong lĩnh vực thuỷ sản, trong đó: Quy hoạch các Khu neo đậu tránh trú bão, Đề án phát triển Công nghiệp Cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững" (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, với mục tiêu tổng thể là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam;
- Chú trọng và nâng cao chất lượng đăng kiểm tàu cá, thực hiên tốt các Nghị định, Qui định, Thông tư, Chỉ thị, Qui phạm, Tiêu chuẩn hiện hành, các quyết định từ trung ương đến địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ nắm vững trong chuyên môn, nghiệp vụ bằng các loại hình như: cử cán bộ theo học các lớp nghiệp vụ đăng kiểm do cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức; khuyến khích theo học các lớp trên đại học, để sẵn sàng phục vụ công việc trong hiện tại và tương lai. Giữ vững tỉ lệ đăng kiểm tàu cá hàng năm đạt 95 % trở lên;
- Tăng cường công tác thanh tra các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, xử lý nghiêm các trường không thực hiện và cố tình không thực hiện đúng luật thủy sản qui định. Tăng thời gian kiểm tra, thanh tra trên biển nhằm ngăn ngừa và xử phạt các tàu cá khai thác trái phép, khai thác sai nội
89
dung trong giấy phép đăng ký, sử dung các dụng cụ gây huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (kích điện, mìn) các tàu nước ngoài khai thác trái phép vào vùng biển Việt Nam;
- Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản;
- Quy hoạch và Bảo vệ tốt các vùng cư trú của các loài thủy sản, đặc biệt là các bãi sinh sản, nơi tập trung các loài thủy sản còn con, vùng có đa dạng sịnh học, vùng cấm khai thác, vùng khai thác theo mùa vụ, cơ bản hoàn thành đến năm 2015; Giai đoạn 2016-2020: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất Quy hoạch phát triển khu bảo tồn biển của tỉnh; tổ chức giám sát các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái khu bảo tồn; phát triển mô hình quản lý cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại địa phương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển nhằm khai thác, sử dụng các khu bảo tồn biển hiệu quả tạo đà phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái biển. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội vùng khu bảo tồn và vùng xung quanh khu bảo tồn;
- Bên cạnh việc bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi, sẽ tăng cuờng tổ chức thả bổ sung nguồn giống một số đối tượng bản địa, loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và khoa học vào một số thủy vực tự nhiên; phục hồi một số hệ sinh thái điển hình như: San hô, Rừng ngập mặn, Rạo tại các vùng biển có điều kiện và có vị trí quan trọng trong việc Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng. Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển.
- Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để Bảo vệ nguồn lợi gắn với Bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo. Xây dựng mối quan hệ tương
90
hỗ ngành thủy sản với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về công tác Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng ngư dân, trong đó tập trung đối tượng là dân cư vùng ven biển, ngư dân trực tiếp khai thác thủy sản và đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh trong toàn tỉnh
91
KẾT LUẬN
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, đặc biệt với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đã thu được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực kinh tế tiếp tục phát huy sức mạnh của mình. Trong mỗi giai đoạn kinh tế nước ta luôn có sự điều chỉnh để phù hợp từng giai đoạn. Bước vào thời kỳ mới dưới sự lạnh đạo của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển, " chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã có nhiều thành tựu. So với mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua đã có sự chuyển biển về chất và lượng. Đó là sự cơ cấu ngành đã hợp lý hơn, đã xuất hiện những ngành kinh tế biển gắn với khoa học - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, vận tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó những nghề truyền thống không bị mai một mà lại phát triển đi vào áp dụng khoa học hiện đại, đã đưa lại năng suất chất lượng cao, tao thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với việc khai thác các nguồn lợi từ biển đã góp to lớn trong sự phát triển của đất nước, nhất là xuất khẩu dầu, hải sản và du lịch, dịch vụ... đã đưa về ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trong bối cảnh chung đó có kinh tế biển của Nghệ An chủ yếu dựa vào phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác tài nguyên thuỷ sản đây là những mặt mạnh của tỉnh, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH,HĐH và xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Mặc dù vậy, kinh tế biển Nghệ An trọng tâm là du lịch và khai thác và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản xuất khẩu, kết quả mặt kinh tế - xã hội là rất to lớn, tuy nhiên, kinh tế biển Nghệ An vẫn đang phát triển về chiều rộng, chưa có chiều sâu, dẫn đến tăng trưởng chưa vững chắc. Như ngành du lịch còn bộc lộ những yếu điểm, lực lượng sản xuất chưa chuyên nghiệp, trình độ chưa cao, còn mang tính thời vụ, dịch vụ đơn điệu chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đặt ra, về ngành thuỷ sản chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, việc đầu tư khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, việc nuôi trồng, đánh bắt mang tính nhỏ lẻ không có sự liên kết đã cho thấy kinh tế biển phát triển là chưa bền vững. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển lại ít
92
chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và phá vỡ cảnh quan dẫn đến nhiều tiềm ẩn, thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của kinh tế biển. Nếu không quan tâm có giải pháp kịp thời trong thời gian tới, có thể phải đầu tư rất nhiều đê giả quyết môi trường sinh thái biển.
Kinh tế biển là kinh tế đa ngành nó gắn trực tiếp với đất liền và môi trường biển, mà nền tảng đó là hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn, cùng với công nghệ hiện đại. Với đặc trưng của kinh tế biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần duy trì những tiềm năng kinh tế biển một cách lâu dài và khai thác hiểu quả phục vụ cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Kinh tế biển Nghệ An luôn phải hướng tới phát triển bền vững cho hôm nay và cho mai sau, không thể vì trước mắt mà chúng ta làm cạn kiệt môi trường biển, mà phải duy trì cho thế hệ mai sau. Đó là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình phát triển của mình đáp ứng yêu cầu " chủ trương phát triển kinh tế biển ở Nghệ An giai đoạn 2015 đến 2020 và trở thành tỉnh có kinh tế biển phát triển vào năm 2020".
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lại Lâm Anh, 2013. Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm Quốc tế và vận dụng
vào Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Học viện Khoa học Xã hội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, Nghị quyết số 09-
NQ/TW ngày 9-2-2007, Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương - Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, 2007.
Biểnvà hảiđảoViệtNam. Hà Nội.
4. Bộ GTVT , 2014. Báo cáo tổng kết 9 năm thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt
Nam 2005. Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư ,2008. Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và
thách thức. Hà Nội: NXB lao động xã hội.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013. Báo cáo tổng hợp quy hoạch
phát triển ngành muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội
7. Cục Hàng hải Việt Nam , 2009. Kinh tế biển. Hà Nội
8. Chu Đức Dũng, 2010. Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam xét từ tiếp
cận cạnh tranh quốc tế, Viện Kinh tế thế giới.
9. Vũ Văn Phái, 2008. Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam, quá khứ, hiện
tại và tương lai. Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
10. Sở VH, Thể thao và Du lịch Nghệ An, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 của Sở VH, Thể thao và Du lịch Nghệ An. Nghệ An.
11. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2013. Báo cáo tổng kết thực hiện hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản năm 2013. Nghệ An.
12. Thủ tưởng Chính phủ, 2013. Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày
19/11/2013 về việc công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam. Hà Nội. 13. Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định 61/2008/QĐ-TTg ngày 9 tháng 5 năm 2008 về việc Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dải ven biển miền Trung đến năm 2020. Hà Nội.
94
14. Thủ tướng Chính phủ , 2009. Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10
năm 2009 về việc Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ , 2010. Quyết định 1866/QĐ-TTg ngày 8/10/2010, Phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Hà Nội.
16. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2014 về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đên năm 2020, dịnh hướng đến năm 2030. Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10
năm 2014 của Thủ tướng về kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thực hiện chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội.
18. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hà Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về
Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
20. Lê Minh Thông, 2012. Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh
Thanh Hoá. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
21. Bùi Tất Thắng , 2007. Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo.
22. Tổng cục Thống kê,2013. Niên giám thống kê 2012, 2013. Nghệ An: Nhà Xuất bản Thống kê.
23. UBND tỉnh Nghệ An, 2008. Nghị quyết số: 244/2008/NQ-HĐND ngày
20/12/2008 về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghệ An.
95
24. UBND tỉnh Nghệ An, 2008. Quyết định số: 6000/QĐ.UBND ngày
31/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghệ An.
25. UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3
năm 2012 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến Muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020. Nghệ An.
26. UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 04/9/2012
về việc Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011- 2015, có tính đến năm 2020. Nghệ An.
27. UBND tỉnh Nghệ An, 2013. Quyết định Số: 2782/QĐ-UBND ngày 2/7/2013
về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghệ An.
Website
28. www.dangcongsan.vn, Biển và hải đảo Việt Nam phát triển kinh tế biển của
Việt Nam. Thực trạng và triển vọng