Bài học kinh nghiệm cho Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)

Một là, phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, có trọng tâm, phát triển một số mặt có ưu thế truyền thống, sớm đưa ngành kinh tế thuỷ sản, du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Hai là, phát triển đồng bộ và có hiệu quả việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Ba là, đẩy mạnh công nghiệp chế biến thuỷ sản, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản. Thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế khu vực này theo hướng đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến với thị trường.

Bốn là, đặc biệt chú trọng tổ chức những tập đoàn, những đội tàu chuyên đánh bắt xa bờ. Tổ chức dịch vụ cung ứng nghề cá phục vụ chủ trương vươn khơi xa.. Hướng tới đóng những con tàu công suất lớn, trang bị hiện đại, đảm bảo hoạt động đánh bắt khơi xa, dài ngày và hiệu quả.

Năm là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Tổ quốc.Tăng cường tuyên truyền nâng cao trình độ pháp luật về biển, Luật biển quốc tế, những quy định bắt buộc đối với ngư dân khi ra khơi.

Sáu là, nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển của nhân dân. Ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học.

Bảy là, hệ thống kết cấu hạ tầng tỉnh được quy hoạch đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ.

34

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận

Luận văn tiếp cận phát triển kinh tế biển từ góc độ các công cụ của chính sách. Điều này có nghĩa là luận văn phân tích mục tiêu và các biện pháp khai thác các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế biển.

Để thực hiện mục tiêu đó, luận văn phân tích các lợi thế về nguồn lực tự nhiên về biển của tỉnh Nghệ An, phân tích các chính sách như đầu tư xây dựng hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực,..có tác động như thế nào đến các ngành kinh tế biển mà tỉnh Nghệ An có lợi thế tự nhiên như thủy san, du lịch,..Từ đó, luận văn đánh giá các chính sách, giải pháp tác động như thế nào đến việc khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế biển, chỉ ra những hạn chế tồn tại và đề ra hướng hoàn thiện.

2.2. Khung khổ phân tích

Việc đánh giá phân tích và đánh giá phát triển kinh tế biển tỉnh Nghệ An sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

- Phân tích lợi thế thế về phát triển kinh tế biển của tỉnh Nghệ An trong việc phát triển kinh tế biển như: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Nghệ An trên các lĩnh vực có lợi thế như: du lịch biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; nghề muối và vận tải biển.

- Đánh giá ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế biển đối với phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Nghệ An.

35

Hình 2.1. Khung nghiên cứu

Tổng quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An

Khoảng trống nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Xác định khung phân tích Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở Nghệ An Đánh giá lợi thế phát

triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An

Đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế

biển đối với phát triển KT-XH của

Nghệ An Áp dụng các phương pháp

nghiên cứu định tính

- Về du lịch biển

- Về khai thác, nuôi trổng, chế biến thuỷ sản

- Về vận tải biển

- Về nghề muối

Kiến nghị một số giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An

36

2.3. Phƣơngpháp thu thập số liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:

- Nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. - Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

- Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẻ hơn. - Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.

- Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây.

Để thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tài liệu thứ cấp, bao gồm:

+ Các bộ luật, Nghị Quyết Trung ương về kinh tế biển đảo, các Quyết định của Bộ văn hoá, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đề án của tỉnh Nghệ An về kinh tế biển

+ Các cuốn sách, giáo trình tài liệu viết về kinh tế biển

+ Các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất về kinh tế biển của các Sở ban ngành có liên quan đến kinh tế biển như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, Sở Văn hoá – Du lịch Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An,….

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng

Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất.

37

Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Từ nội dung và yêu cầu của phương pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế biển phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2007-2014.

2.4.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể ( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau. Đề tài “phát triển kinh tế biển tỉnh Nghệ An” sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu.

38

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích

Các quan điểm lý thuyết về kinh tế biển; Vai trò của phát triển kinh tế biển; Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển; Tình hình phát triển kinh tế biển của Nghệ An trong thời gian qua;

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Tài liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, ngoài ra còn nghiên cứu các Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, các chuyên đề của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An,…

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập, luận văn đã đối chiếu các số liệu, dữ liệu về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An, ý nghĩa của những số liệu thu thập được. Các phân tích được thực hiện nhiều phương diện để lý giải sự cần thiết cũng như thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Nghệ An. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về phát triển kinh tế biển ở Nghệ An

Các nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp gồm: Phân tích những kết quả đã thực hiện của tỉnh về phát triển kinh tế biển, để trả lời được các câu hỏi liên quan: Kinh tế biển Nghệ An thực sự đã phát triển đúng với lợi thế tự nhiên vốn có chưa, có đảm bảo tính bền vững không,... Từ đó tổng hợp được thực trạng của phát triển kinh tế biển trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007 - 2014.

Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

39

Thống kê có hai chức năng chủ yếu: giúp nhà nghiên cứu mô tả số liệu và đưa ra kết quả luận từ số liệu. Thống kê mô tả tóm tắt bản chất chung của số liệu thu được

Luận văn sử dụng phương pháp này để thu thập, tổng hợp,trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là phát triển kinh tế biển của Nghệ An thời gian quan nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế biển Nghệ an trong thời gian tới. Luận văn thực hiện phương pháp này gồm có 3 bước như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về phát triển kinh tế biển ở Nghệ An

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập được với câu hỏi nghiên cứu về phát triển kinh tế biển ở Nghệ An

Bước 3: Dự báo và đưa ra các kết luận trên cơ sở phân tích

2.4.4. Phƣơng pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Khi nghiên cứu đề tài, số liệu để so sánh đó là các số liệu tại thời điểm đề tài nghiên cứu và năm trước so với năm sau. Thông qua phương pháp so sánh để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.

Phương pháp so sánh gồm có các bước sau: Bước 1: Xác định các nội dung so sánh Bước 2: Xác định phạm vi, vấn đề so sánh

Bước 3: Xác định các điều kiện để so sánh các chỉ tiêu Bước 4: Xác định mục đích so sánh

40

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 – 2014

3.1. Tiềm năng kinh tế biển của Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Biển Nghệ An có hải phận rộng 4.230 hải lý vuông. Có chiều dài bờ biển hơn 82km trải dài từ Quỳnh Lập-Quỳnh Lưu cho đến Cửa hội - Cửa Lò. Bờ biển có nhiều kiểu địa hình phức tạp bình quân cứ 20 km có một cửa sông, đầm phá vũng vịnh nhỏ. Biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển Nghệ An thuộc 5 huyện, thị thành phố: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò. Đảo Mắt, Đảo Ngư nằm giữa biển có hệ sinh thái đặc trưng và vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của tỉnh.

Là vùng có nhiều bến cảng, cửa lạch (cảng thương mại Cửa Lò, cửa Quèn, cảng cá Cửa Hội, Cửa Vạn, Cửa Cờn, Cửa Thơi). Gồm 5 cửa sông lớn của các sông: Sông Hoàng Mai, sông Mai Giang thuộc huyện Quỳnh Lưu, sông cầu Bùng thuộc huyện Diễn Châu, sông Cửa Lò và sông Cả thuộc huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò. Đặc biệt là có khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng Cửa Lò. Đây là vùng kinh tế năng động có tiềm năng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển du lịch dịch vụ thương mại.

Có thể nói vùng ven biển tỉnh Nghệ An có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhưng đây cũng là vùng chịu nhiều thiên tai. Hàng năm vùng ven biển chịu nhiều thiệt hại do gió bão, sóng biển, triều cường từ biển Đông tràn vào (bình quân 3-5 cơn bão), gây nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng tới sản xuất đời sống của nhân dân trong vùng.

3.1.2. Các tài nguyên thiên nhiên

Nguồn lợi cá biển và hải sản

Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm [27, tr.33 ]. Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm

41

30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung ở các loài lớn như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15% [11, tr.16 ]. Tôm biển có đến 8 loài; các loài chính như tôm he, rảo, bộp, vang, sắt, đát, hùm sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào, tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250-300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Mực cũng có nhiều loài, nhiều nhất là mực ống, nang và cơm, tập trung ở gần bờ thuận tiện cho việc khai thác, khả năng khai thác 1.200-1.500 tấn/năm [11, tr.17]. Ngoài ra còn các loại moi biển, rắn biển, sò biển cũng có giá trị cao. Ưu thế lớn nhất là cá, thực vật biển phát triển quanh năm, có thể khai thác liên tục và cho sản lượng lớn. Ngoài cá, tôm ở đây còn có các đặc sản khác như rau câu, rong biển...

Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện trong toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha mặt nước mặn, lợ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)