Nuôi trồng đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 54)

Nước ta đang bước vào tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương vào giữa tháng 11 năm 2006. Ngành Thuỷ sản Việt Nam nói chung, thuỷ sản Nghệ An nói riêng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế của ngành trong hệ thống nền kinh tế và trong khu vực . Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những thách thức, phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại, như các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe.

Thuỷ sản Nghệ An trong những năm qua đã đạt những tiến bộ đáng kể, về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước, trong đó ngành chế biến thuỷ sản nội địa cũng góp một phần không nhỏ cho quá trìnhphát triển.

3.2.1.1. Nguồn lợi thuỷ sản:

Biển Nghệ An thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ có trữ lượng hải sản khoảng 110 ngàn tấn, hàng năm cho phép khai thác từ 55 đến 60 ngàn tấn hải sản [11, tr.9 ]. Nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,1%) [11, tr.10 ]. Có nhiều loại cá có giá trị kinh tế xuất khẩu cao. Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm… ngoài ra, biển

47

Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: Ốc Hương, Ngao, Điệp, Sò Lông… Mặt khác, Nghệ An nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có nghề cá phát triển lâu đời với nhiều ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vỹ, Cô tô, Hòn Mê, Hòn Mát...

3.2.1.2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản:

Theo thống kê hàng năm của ngành thuỷ sản thì diện tích nuôi trổng thuỷ sản những năm gần đây.

Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản

ĐVT: Ha

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng số 20,522 20,945 20,869 20,051

I Phân theo loại thuỷ sản

Tôm 1,562 1,626 1,573 1,456

Cá 18,665 19,060 19,007 18,382

Thuỷ sản khác 295 259 289 213

II Phân theo loại nước nuôi

2.1 Diện tích nước ngọt 18,664 19,108 19,125 18,396

Nuôi cá 18,546 18,999 18,967 18,324

Nuôi tôm

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản

khác 9 14 15 15

Ươm nuôi giống thuỷ sản 109 95 143 57

2.2 Diện tích nước lợ 1,708 1,713 1,646 1,541

Nuôi cá 119 61 38 55

Nuôi tôm 1,562 1,626 1,573 1,456

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản

khác 21 21 29 13

Ươm nuôi giống thuỷ sản 6 5 6 17

2.3 Diện tích mặn 150 124 98 114

Nuôi cá 2 3

Nuôi tôm

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản

khác 150 124 96 111

Ươm nuôi giống thuỷ sản

48

3.2.1.3. Quy mô đánh bắt

Thực hiện Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề từ vùng lộng ra vùng khơi, cùng với gia tăng về sản lượng khai thác thì cơ cấu số lượng đội tàu khai thác xa bờ của tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 4.010 tàu thuyền khai thác thủy sản, giảm 251 chiếc so với năm 2009; các phương tiện có công suất máy chính dưới 20 CV giảm 397 chiếc; từ 20 CV đến dưới 90 CV giảm 217 chiếc; trong khi đó tàu khai thác xa bờ có công suất máy chính từ 90 CV trở lên năm 2013 là: 1151 chiếc tăng 344 chiếc so với năm 2009. Tổng công suất tàu thuyền khai thác thủy sản năm 2013 là 370.418 CV, tăng 121.739 CV so với năm 2009. Công suất bình quân là 92,37 CV, đối với tàu khai thác xa bờ trên 90 CV công suất bình quân là 265 CV/tàu [23, tr.4 ].

Từ chính sách chuyển đổi nghề khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi của tỉnh đã khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mới, mua sắm, cải hoán tàu cá vươn khơi đánh bắt hải sản. Đội tàu xa bờ phát triển mạnh góp phần quan trọng trong việc đưa sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2013 đạt 83.510 tấn thủy sản các loại, tăng gần 150% so với năm 2009 là 55.673 tấn [22, tr.58 ]. Tổng sản lượng khai thác thủy sản vùng khơi đạt trên 60% tổng sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh. Hiệu quả sau mỗi chuyến biển cao hơn nhiều so với nghề khai thác ở vùng lộng trước đây, thời gian bám biển được dài hơn, năng suất khai thác cao hơn, thu nhập của các ngư dân ngày càng được ổn định và nâng cao. Từ hiệu quả đạt được trên đã tạo ra chuyển biến lớn trong nhận thức của bà con ngư dân, nhiều hộ ngư dân chủ động đầu tư kinh phí đóng mới, mua sắm các trang thiết bị tàu cá có công suất lớn hơn 90CV để vươn khơi, mở rộng ngư trường khai thác hải sản, bám biển làm giàu chính đáng, đồng thời góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Quốc gia

3.2.1.4. Năng suất, sản lƣợng

Trong những năm qua, với việc phát triển đóng mới và cải hoán tàu cá có công suất lớn vươn khơi sản xuất, sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng cao. Năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản trong toàn tỉnh là 130.788 tấn. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ở tỉnh ta đang bị giảm sút nhất là nguồn lợi thủy sản ven bờ.

49

Hình 3.1 Sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng tỉnh Nghệ An

Khai thác thuỷ sản

Bảng 3.2: Sản lƣợng và giá trị sản xuất thuỷ sản từ năm 2009-2014

Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

Sản lượng

Tấn 94.120 98.321 105.814 116.519 130.788

Giá trị sản xuất

Triệu đồng 2.382.311 2.488.644 3.392.904 3.889.903 4.330.156

Nguồn: Cục thống kê Nghệ An năm 2013

3.2.1.5. Chế biến và xuất khẩu

Nghệ An được đánh giá là tỉnh hội tụ nhiều yếu tố để phát triển kinh tế thủy sản, trong đó, nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến là rất lớn. Với chiều dài 82km bờ biển, nhiều cửa biển, sông tạo điều kiện thuận lợi để ngành khai thác tiếp tục có những bước đột phá. Sản lượng khai thác thủy sản trong những năm qua không ngừng tăng về lượng cũng như về chất. Sản lượng năm 2012 đạt hơn 76.000 tấn, năm 2013 đạt 90.000 tấn. Trong đó, nhờ việc chuyển đổi nghề, đầu tư thuyền to, máy lớn mà tỷ trọng khai thác vùng khơi chiếm gần 60% với nhiều sản phẩm có giá trị như mực, cá thu, cá hố... Song song với đó là sản lượng nuôi trồng ngày càng tăng, nhất là nuôi thương thẩm tạo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Với hơn 23.000 ha nuôi, sản lượng nuôi trồng của năm 2013 hơn 40.000 tấn, trong đó sản

50

lượng nuôi mặn lợ đạt 9.000 tấn. Rõ ràng, nhìn vào những con số trên có thể thấy rằng, đây là điều kiện tốt để lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản phát triển, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu tăng tốc. Tuy nhiên, thực tế bức tranh công nghiệp chế biến, trong đó chế biến cho xuất khẩu còn hết sức manh mún, và lạc hậu.

Về chế biến nội địa, hiện toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp cổ phần và gần 10 doanh nghiệp tư nhân tham gia chế biến với các sản phẩm chủ yếu là nước mắm, bột cá và mắm các loại. Tại các địa phương: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thị xã Cửa Lò còn có các làng nghề chế biến thủy sản và hơn 100 cơ sở kho đông lạnh. Hàng năm, các cơ sở này cung ứng cho thị trường gần 20 triệu lít nước mắm, trên 3.500 tấn bột cá và 6.500 tấn mắm các loại. Phải khẳng định rằng, các cơ sở này đã tạo dựng được thương hiệu sản phẩm và có chỗ đứng nhất định trên thị trường, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, các mặt hàng vẫn còn đơn điệu, giá trị thấp. Các cơ sở chế biến dựa vào sức mình là chính mà chưa có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ như huyện Quỳnh Lưu, địa phương được đánh giá có đủ điều kiện để hoạt động công nghiệp chế biến phát triển nhưng trong thực tế còn rất hạn chế. Ông Hồ Nghĩa Đường, Phó phòng Công Thương huyện Quỳnh Lưu cho biết: Hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn huyện chưa tập trung, còn manh mún. Hầu hết các làng nghề trên địa bàn huyện chủ yếu là xuất phát từ hộ gia đình, chưa có doanh nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm nên hoạt động chưa đạt giá trị cao. Sản phẩm chủ lực là cá hấp sấy các loại, phục vụ xuất khẩu tiểu ngạch và tiêu dùng nội địa. Việc chế biến hàng khô phụ thuộc vào thời tiết, hầu hết làm thủ công. Sản phẩm đơn điệu chỉ dừng lại ở khâu gia công nguyên liệu nên giá trị sản phẩm chưa cao, chưa có sức cạnh tranh.

Đối với chế biến xuất khẩu thì còn èo uột hơn, khi đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có một doanh nghiệp nào đủ mạnh để xuất khẩu trực tiếp, chính ngạch ra nước ngoài, chứ chưa nói đến những thị trường khắt khe như EU, Nhật. Hiện có một số doanh nghiệp tư nhân như Phương Mai tại phường Quỳnh Dị, Kim Liên tại phường

51

Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai)... có hoạt động chế biến sản phẩm rồi xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nhưng do chỉ sơ chế nên chưa có tính cạnh tranh cao. Hiện Công ty cổ phần (CP) Thủy sản Vạn Phần (Diễn Ngọc, Diễn Châu) đã xuất khẩu được một lượng hàng nước mắm sang thị trường Malaysia và Lào. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản II (Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu). Mặc dù trong điều kiện khó khăn, vốn hoạt động chỉ có 450 triệu đồng, nhà xưởng, thiết bị cũ kỹ... nhưng công ty vẫn hoạt động ổn định.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 16 triệu USD nhưng sau 7 năm, tức đến năm 2012, con số này chỉ tăng lên được 19 triệu USD và đến năm 2013 là 21 triệu USD [22, tr.93 ]. Mặc dù, trong những năm qua, tỉnh đã có những giải pháp nhất định nhưng giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu vẫn tăng chậm, chưa xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong năm 2013, tỉnh đã thu hút được Tập đoàn Royol Foods Thái Lan đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá hộp xuất khẩu có tổng mức đầu tư 28 triệu USD, với công suất 100 tấn/ngày tại khu công nghiệp (KCN) Nam Cấm. Nhưng từ ngày khởi công (tháng 10/2013) đến nay, dự án vẫn chỉ là khu đất trống. Ông Nguyễn Việt Trí, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch (Sở Nông nghiệp & PTNT) đánh giá: Mặc dù lĩnh vực công nghệ chế biến thủy sản đã được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhưng giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt thấp, nhất là giá trị xuất khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết có quy mô nhỏ, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch chế biến chưa được đầu tư, quy mô xưởng, mặt bằng sản xuất quá nhỏ. Cùng với đó là trang, thiết bị, trình độ quản lý cũng như công tác tiếp cận thị trường còn yếu kém.

Mặc dù hoạt động công nghiệp chế biến thủy sản giữ vai trò quan trọng, làm cầu nối giữa sản xuất với thị trường, qua đó tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng trong những năm qua, sự đầu tư của Nhà nước vẫn còn rất hạn chế. Trong đó, việc đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế biến xuất khẩu còn chậm và ít. Như tại Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản II, việc đầu tư nâng cấp nhà máy đảm bảo đạt Code vào thị trường EU đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Trong những năm qua, việc đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh còn quá khiêm tốn và chưa tạo điều

52

kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này vay vốn tín dụng cho sản xuất. Công tác quy hoạch khu chế biến tập trung tại một số địa phương còn chồng chéo và chưa khoa học nên quá trình triển khai trong thực tế gặp nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 54)