Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 91)

So với các tỉnh Bắc Trung Bộ, nguồn nhân lực của Nghệ An có nhiều ưu điểm, trong thời gian tới cần điều chỉnh chỉnh hướng phát triển nguồn nhân lực theo hướng không chỉ cung ứng trong tỉnh, mà hướng tới cung ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh trong nước và xuất khẩu lao động. Để thực hiện các nội dung phát triển nguồn nhân lực cần tập trung tập trung thực hiện một số giải pháp:

- Đẩy mạnh việc tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy cho trường từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt chú ý tới những ngành mới. Công tác này cần chú ý từ khâu

84

tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng. Những năm gần đây công tác này chưa được chú ý một cách thỏa đáng (đặc biệt trong khâu tuyển chọn và bồi dưỡng), do đó khi quy mô đào tạo được mở rộng, đã gặp không ít khó khăn về vấn đề cán bộ

- Xây dựng chương trình và đa dạng hoá hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển, bao gồm chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động quản lý, đội ngũ doanh nhân. Thường xuyên hoàn thiện và đổi mới chương trình đào tạo nhằm phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội.

- Củng cố, nâng cấp các trường dạy nghề ở các địa phương ven biển: Trường Cao đẳng nghề Du lịch và Thương mại Nghệ An, Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn, Trường cao đẳng nghề Việt Đức... để nâng cao chất lượng lao động được đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề phục vụ dịch vụ du lịch, chế biến hải sản.

- Đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về công tác đào tạo; Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; Chú trọng phát triển và có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nhất là đối với lao động vùng nông thôn thu hồi đất do qúa trình đô thị hoá và phát triển các ngành phi nông nghiệp.

- Có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; Thu hút các chuyên gia, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.

- Chú trọng việc đào tạo nâng cao dân trí, nhất là cho các xã vùng ven biển, bãi ngang. Quá trình phát triển nguồn nhân lực phải gắn với thay đổi các tập quán lạc hậu của một bộ phận dân cư ven biển. Đồng thời với việc phát triển nhân lực biển phải đặc biệt coi trọng phát triển xã hội ở vùng ven biển; chú ý tới đời sống và tính mạng của những người hoạt động trên biển và người dân ở những vùng thường bị thiên tai.

- Củng cố lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, có chất lượng. Gắn việc đào tạo với luân chuyển cán bộ về cơ sở. Chú trọng tăng cường cán bộ ngành

85

thủy sản, nông nghiệp, giáo dục, y tế... Tăng cường thu hút sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng về làm việc tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 91)