Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 74)

Bên cạnh những thành tựu kinh tế biển Nghệ An đã đạt được, vẫn tồn tại những hạn chế yếu kém sau.

Mặc dù kinh tế biển đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, song nhận thức về kinh tế biển, vai trò của biển về kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng của các cấp, các ngành và nhân dân chưa thật sự đầy đủ, chính vì vậy chưa tích cực triển khai thực hiện tốt vai trò của mình, đặc biệt là đề ra các chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế biển. Từ đó, dẫn đến:

Phát triển kinh tế biển chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hiệu quả đưa lại còn thấp, bên lợi thế về tự nhiên chưa được khai thác một cách triệt để, chủ yếu chỉ tập trung ở ngành nuôi trồng thuỷ sản và du lịch; các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng biển, phát triển rừng ngập mặn,nghề muối và các hoạt động dịch vụ khai thác liên quan đến biển, ven biển còn phát triển chậm và đầu tư chưa đúng mức.

67

Công nghiệp và dịch vụ chưa đa dạng, chưa đóng góp nhiều trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế và chuyển dịch kinh tế còn chậm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chưa tăng nhanh, chưa tạo ra nhiều sản phẩm mang tính chủ lực trong cạnh tranh.

Đặc biệt những cư dân vùng ven biển còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, chính những tư duy đó nên nông nghiệp còn phát triển về quy mô, chưa có sự cân đối ở chăn nuôi và trồng trọt; tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản đã được chú trọng và có tốc độ phát triển nhanh, song sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh chưa cao.

Nhiều nông dân đã tham gia vào khai thác hải sản nhưng chỉ xem đây là một hình thức kiếm sống cuối cùng dẫn đến số lượng người tham gia khai thác khu vực ven bờ tăng lên làm cho sản lượng ngày một cạn kiệt. Bên cạnh đó thời tiết, khí hậu Nghệ An khắc nghiệt, gió lào, nắng nóng đã tác động đến hệ sinh thái, môi trường biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng cư dân ven biển. Thời tiết nắng nóng, gió lào làm cho nhiệt độ tăng cao lên mức làm nhiều loài sinh vật, trong đó các loài thuỷ hải sản chết hàng loạt gây thiệt hại cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, trong sự nghiệp văn hoá - xã hội đã đạt nhiều kết quả, nhưng trên một số lĩnh vực, như công tác quản lý, an ninh xã hội trên địa bàn còn có nhiều bất cập bức xúc chưa được giải quyết, các hành vi làm trái pháp luật và nhận thức về pháp luật trên biển chưa đầy đủ vẫn diễn ra như tình trạng sử dụng thuốc nổ, xung điên để đánh bắt hải sản, đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, huỷ diệt môi trường sinh thái, trình độ dân trí tham gia vào kinh tế biển chưa được nâng cao, cuộc sống của cư dân còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

Những điều kiện tự nhiên còn nhiều biến động, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt và hạn hán đã tác động đến toàn diện phát triển kinh tế biển Nghệ an, chịu nhiều rủi ro thiên tai, nguy cơ tiềm ẩn đối với các lĩnh vực khai thác kinh tế biển là rất cao.

68

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế biển thiếu sự ổn định, bị giới hạn bởi hàng hoá của các nước phát triển nên việc xuất khẩu không đều.

Chưa có cơ chế, chính sách để tập trung huy động vào nguồn lực phục vụ cho khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế biển, vùng ven biển.

Nghệ An nói chung và vùng ven biển Nghệ An nói riêng chưa được xác định là cực tăng trưởng ưu tiên đầu tư để tập trung thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân chưa sát với thực tế kinh tế biển, vùng ven biển của tỉnh; việc tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn nhằm nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội còn chậm.

Chưa có cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế biển còn thấp. Việc quản lý khai thác biển kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí tiềm năng biển. Nguyên nhân đó là do tư duy cách nghĩ, cách làm trong sinh hoạt ảnh hưởng của tư tưởng tiểu nông mang tính sản xuất nhỏ lẻ, phương thức sinh tồn chỉ dựa vào tự cung, tự cấp được bó hẹp trong cộng đồng làng, xã mang tính thời vụ, trình độ người lao động và công nghệ lạc hậu.

Những nguồn lực đầu tư cho kinh tế biển chưa cao, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng vào kinh tế biển, dự báo các nguồn lợi của biển chưa chính xác, diễn biến môi trường sinh thái, thiên tai bão lụt thiếu chính xác.

Tư tưởng ỷ lại, trông chờ của người dân và các doanh nghiệp trực đối với nguồn cho phát triển kinh tế biển.

69

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN 4.1. Cơ hội và thách thức phát triển kinh tế biển Nghệ An

4.1.1. Cơ hội phát triển kinh tế biển Nghệ An

- Chính sách vĩ mô của Nhà nước như Nghị quyết Hội nghị TW IV (khoá X

năm 2007) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 " và Đảng bộ tỉnh Nghệ An cũng đã có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW IV nên tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế biển Nghệ An

- Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên phong phú của biển Nghệ An góp

phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt với các lĩnh vực mũi nhọn như nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, phát triển du lịch, cảng biển,...

- Nguồn nhân lực vùng biển và ven biển của tỉnh Nghệ An chiếm tỷ trọng lớn,

Dân số vùng biển và ven biển Nghệ An năm 2013 là 1.177.947 người, chiếm 40% dân số tỉnh Nghệ An, dân số trong độ tuổi lao động của vùng ven biển Nghệ An năm 2013 có 734.919 người, chiếm 62,39 % dân số. Đó là điều kiện thuận lợi và cơ hội cho kinh tế biển Nghệ An phát triển bền vững

- Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào các nên kinh tế khu vực

và thế giới, đặc biệt là sân chơi WTO thì cơ hội cho việc phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng được mở rộng. Gia nhập WTO, kinh tế biển sẽ có cả thị trường thế giới khổng lồ để đẩy mạnh xuất khẩu, có điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có cơ hội tiếp thu sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế biển, và có nhiều ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu sản phẩm vào các nước là thành viên WTO.

4.1.2. Những thách thức cho phát triển kinh tế biển Nghệ An

- Nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân còn chưa đầy đủ; quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; chưa

70

chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm trọng điểm.

- Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ nên hiệu quả sử dụng thấp như các cảng biển,...; thiếu hệ thống đường bộ chạy dọc ven biển để nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn.

- Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn

nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng

- Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững

do khai thác tự phát, thiếu/không tuân thủ quy hoạch biển, đảo, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển, biển và hải đảo. Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn dưới hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu. Còn nghiêng về ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo, các giá trị chức năng, phi vật chất và có khả năng tái tạo của các hệ thống tài nguyên biển còn ít được chú trọng, như: giá trị vị thế của các mảng không gian biển, ven biển và hải đảo; giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái; thậm chí các giá trị văn hóa biển. Cách tiếp cận “nóng” trong khai thác tài nguyên biển đang là hiện tượng phổ biến ở các lĩnh vực kinh tế biển: chú trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên.

- Môi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Ngày càng nhiều chất thải

không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…

- Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút. Các hệ sinh thái

71

mức do tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ, hiệu suất khai thác hải sản giảm. Trong khi trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được đánh giá đầy đủ.

- Đến nay biển, đảo và vùng ven biển vẫn chủ yếu được quản lý theo cách tiếp

cận mở kiểu “điền tư, ngư chung” và chủ yếu quản lý theo thông qua các luật pháp, chính sách ngành như nói trên. Điều này dẫn đến sự chồng chéo về quản lý giữa bộ ngành về biển, chính sách quản lý thiếu đồng bộ, trong các luật hiện có không ít điểm chồng chéo, hiệu lực thi hành thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu/sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân địa phương ven biển. Công tác kiểm tra, kiểm soát, cấp và thu hồi giấy phép sử dụng, khai thác tài nguyên biển,… chậm được triển khai để quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng biển, hải đảo.

- Ngoài ra, Nghệ An là tỉnh có nhiều thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt nên ảnh

hưởng đến việc phát triển kinh tế biển của tỉnh.

4.2. Định hƣớng phát triển kinh tế biển Nghệ An

4.2.1. Định hƣớng chung

- Phát huy vai trò mặt tiền, cửa mở của tỉnh Nghệ An và của vùng Trung Lào,

Đông Bắc Thái Lan, xây dựng vùng ven biển Nghệ An thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ; Coi phát triển kinh tế biển và ven biển Nghệ An là động lực lôi kéo, thúc đẩy kinh tế Nghệ An phát triển, là hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cho Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Phát triển mạnh dịch vụ cảng biển và hàng hải; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền; khai thác và chế biến hải sản; du lịch biển; Phát triển nhanh cảng Cửa Lò, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, hệ thống đô thị, cụm dân cư, các khu công nghiệp và khu du lịch ven biển.

72

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động kỹ thuật

và quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của dải ven biển; Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ hướng vào những lĩnh vực có lợi thế của vùng.

- Phát triển bền vững, bảo đảm hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế cùng với

tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị gắn liền với yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

4.2.2. Định hƣớng phát triển các ngành

4.2.2.1. Phát triển dịch vụ

- Phát triển thương mại cảng biển: Hình thành khu phi thuế quan, trung tâm

giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, trung tâm thu phát hàng xuất nhập khẩu, gắn với cảng Cửa Lò. Ưu tiên phát triển các loại hình thương mại xuất khẩu, chuyển khẩu ủy thác, tạm nhập tái xuất, các dịch vụ xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ mua bán hàng hóa v.v... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển thương mại cảng biển Đông Hồi vào giai đoạn phù hợp.

- Phát triển dịch vụ vận tải biển: Từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp

để tham gia vào vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu; Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển, bao gồm tàu rời chuyên dụng, tàu chuyên dụng chở container,….

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng và hàng hải khác như: Dịch vụ

đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển, thủy thủ; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ cứu hộ trên biển v.v...

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng và hàng hải khác như: Dịch vụ

73

hàng hoá tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển, thủy thủ; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ bốc dỡ hàng hoá, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ cứu hộ trên biển v.v...

- Các hoạt động thương mại khác: Xây dựng các trung tâm thương mại, các

siêu thị tại các đô thị, trung tâm kinh tế; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chợ tại các đầu mối giao thông và các cụm dân cư nông thôn; Phát triển, nâng cấp hệ thống kho, đặc biệt là các kho đầu mối; Quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu gắn với các tuyến giao thông ven biển, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Phát triển mạnh dịch vụ giáo dục, đào tạo và y tế ở thành phố Vinh và thị xã

Cửa Lò; Phát triển có chọn lọc, vững chắc, lành mạnh, theo tiêu chuẩn quốc gia các ngành dịch vụ khác như tài chính, tư vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, các dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, văn hoá, thể thao v.v...

4.2.2.2. Phát triển du lịch

- Xây dựng các điểm, tuyến, khu du lịch mang bản sắc riêng của Nghệ An, gắn

du lịch ven biển Nghệ An với mạng lưới du lịch cả tỉnh, vùng Bắc Miền Trung và cả nước; Kết hợp khai thác thị trường du lịch trong nước với thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 74)