Chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)

1.2.4.1. Hiệu quả kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Và sự gia tăng này thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy

18

mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề: kinh tế -xã hội ở mỗi một quốc gia

Tăng trưởng kinh tế có thể là trọng tâm để đạt được phát triển kinh tế, nhưng để phát triển kinh tế cần có nhiều yếu tố, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trưởng mà thôi. Không chỉ là mức thu nhập đầu người mà còn là cách thức thu nhập được tạo ra, được tiêu dùng, và được phân phối sẽ xác định kết quả phát triển

Tăng trưởng kinh tế thể hiện qua thu nhập quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội.

𝐺𝐷𝑃 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế 𝑏𝑖𝑛

= 𝐺𝐷𝑃 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế 𝑏𝑖𝑛 𝑛ă𝑚 𝑖 − 𝐺𝐷𝑃 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế 𝑏𝑖𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑖 − 1) 𝐺𝐷𝑃 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế 𝑡𝑛ℎ 𝑛ă𝑚 𝑖 − 𝐺𝐷𝑃 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế 𝑡𝑛ℎ 𝑛ă𝑚 (𝑖 − 1)

1.2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả xã hội của phát triển kinh tế biển như sau:

Số lao động có việc làm tăng thêm. Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế. Nếu số lượng việc làm tăng thêm tức tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, người lao động đã có việc làm, thu nhập như thế tệ nạn xã hội sẽ giảm đi,..

Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, huy động dân cư và viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, lĩnh vực xã hội thường xuyên được quan tâm phát triển. Các chương trình quốc gia: phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn,... đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đổi mới bộ mặt của vùng kinh tế nông thôn, vùng biền và ven biển. Cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ. Công tác chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình

19

đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Các chương trình kế hoạch hoá đầu tư từ cộng đồng được chú trọng tiến hành, có sự tham gia ý kiến của nhân dân vào các khâu: quy hoạch, tiến hành đầu tư, triển khai dự án…về các công trình phúc lợi chung như: điện, đường, trường, trạm, vệ sinh nước sạch, chợ, thuỷ lợi nhỏ.

Các tác động khác như: Chi tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và sức khoẻ…

1.2.5. Vai trò của kinh tế biển

1.2.5.1. Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của

nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế của vùng

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước trong những năm qua cùng với việc thúc đẩy và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển cũng được tăng cường và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế biển Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước chuyển biến đáng kể. Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành,nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…

Kinh tế biển là bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cụ thể theo Tổng cục thống kế năm 2013: Nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,43%, quy mô nền kinh tế đạt 176 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người 1.960 USD/người/năm. Trong khi đó, nền kinh tế biển, ven biển nước ta có sự chuyển biến đáng kể, đóng góp rất lớn chiếm 50,2% trong tổng GDP toàn quốc. Trong đó GDP của kinh tế biển (nội bộ kinh tế biển) khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác

20

biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước) [8, tr.14 ], song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn.

1.2.5.2. Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác những tiềm năng tài nguyên

thiên nhiên để phát triển kinh tế

Do bao hàm trong nó nhiều ngành kinh tế quan trọng nên kinh tế biển khai thác được nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên cụ thể là:

*) Ngành thuỷ sản: Với lợi thế tự nhiên và tiềm năng sông, biển, bãi triều mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với nông nghiệp và lâm nghiệp thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm chủ yếu cho toàn xã hội. Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục thống kê, Tỷ trọng GDP của thuỷ sản trong tổng GDP của toàn quốc liên tục tăng, năm 2011 đạt 15.279 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.6% GDP trong toàn quốc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết TW4 (khoá X) về chiến lược biển Việt Nam 2020 đã tiếp tục khẳng định ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển mạnh nhất là về nuôi trồng, cần phấn đấu vươn lên hàng đầu trong khu vực. Các địa phương có biển nhận thấy điều kiện phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

*) Vận tải biển: Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản. Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúcđẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Trong giai đoạn 2006 - 2013, hàng năm đội tàu biển Việt Nam đều được đầu tư phát triển bổ sung thêm cả về số lượng, tổng trọng tải theo hướng trẻ hóa, hiện đại

21

hóa và chuyên dụng hóa nên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và tham gia vận tải quốc tế so với thời kỳ trước đây. Đến cuối năm 2013, đội tàu biển Việt Nam có 1.793 tàu với tổng dung tích hơn 4,38 triệu GT và tổng trọng tải 6,98 triệu DWT [5, tr.19 ]

*) Nghề làm muối: Nhiều thập kỷ trôi qua, lịch sử phát triển của ngành muối về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, và nghề muối gắn với kinh tế biển, môi trường biển và sản phẩm của nó bắt nguồn từ Đại dương, muối sử dụng một phần đất dải ven biển thường là vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng. Ngành muối gắn liền với một bộ phận cộng đồng dân cư ven biển mà số đó sự mưu sinh được đảm bảo từ hai nguồn thu nhập đồng thời là sản xuất khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng nguồn muối cũng như chất thải lỏng, thái rắn trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sinh thái biển và vùng ven biển. Năm 2012 diện tích sản xuất muối cả nước có 14.526,2 ha (trong đó sản xuất theo phương pháp thủ công vẫn chiếm diện tích lớn 11.075,4 ha). Sản lượng muối bình quân trong 5 năm gần đây đạt 906.414 tấn/năm, lao động tham gia sản xuất muối có 73.882 lao động [6, tr.7 ]. Giai đoạn 2005 – 2013 diện tích sản xuất muối có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân 3,25%/năm [6, tr.9 ]. Riêng năm 2010 diện tích giảm nhẹ, nguyên nhân chính do giá muối xuống thấp nên người dân không mặn mà sản xuất, mặt khác gặp điều kiện thiên tai bất lợi như mưa trái vụ ở Miền Nam, Miền Trung. Một số tỉnh có diện tích tăng mạnh như Ninh Thuận (8,24%/năm), Bình Thuận (6,29%/năm), Bạc Liêu (7,81%/năm)... Bên cạnh đó một số tỉnh có diện tích giảm mạnh Sóc Trăng (10,8%/năm), Thanh Hoá ( 6,44%/năm). Sản lượng muối năm 2013 đạt khoảng 1.039.290 tấn, tăng 28,7% so với năm 2012 và bằng 103% so với kế hoạch 2013 [6, tr.11].

*) Du lịch biển: Với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3.200km, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch biển. Các bãi biển đẹp trải dài từ Bắc đến Nam với khoảng 125 bãi tắm đẹp cả lớn và nhỏ, trong đó có nhiều bãi biển được xếp hạng trên thế giới. Bờ biển Việt Nam cũng có gần 50 vũng vịnh lớn nhỏ, trong đó có nhiều vịnh được đánh giá cao trên thế giới như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vịnh

22

Nha Trang (Khánh Hòa) và vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), vịnh Xuân Đài (Phú Yên) [7, tr.54]. Với 2.773 đảo lớn nhỏ ven bờ, riêng hơn 2.000 thuộc Vịnh Hạ Long với các hình thái địa hình đặc biệt - địa hình karster ngập nước, được du khách quốc tế biết đến như một kỳ quan của tạo hoá. Bên cạnh đó, biển đảo Việt Nam cũng có tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú, đặc biệt như vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo VQG Phú Quốc. 6 khu dự trữ sinh quyển nằm ở dải ven biển là những nơi có nguồn tài nguyên sinh thái phong phú, nằm ở rừng ngập mặn Cần Giờ, quần đảo Cát Bà, vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, vùng biển đảo Kiên Giang, Cù Lao Chàm, và VQG Cà Mau. Hệ đa dạng sinh học cũng phong phú ở 29 khu bảo tồn thiên nhiên biển. Ngoài ra, ở dải ven biển còn có 1.013 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng, 195 lễ hội dân gian truyền thống, trên 150 làng nghề. Các tài nguyên du lịch biển này đang được khai thác, phục vụ phát triển du lịch, thu hút lượng khách đông đảo đến khu vực các tỉnh ven biển Việt Nam.

Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng khẳng định sự đóng góp quan trọng cùng các ngành kinh tế biển khác như hàng hải, thủy sản, dầu khí, vận tải biển. Chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định đến 2020, cần“phát triển có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển”. Chiến lược cũng nêu “trước mắt sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch biển” và một số ngành dịch vụ mũi nhọn khác. Du lịch là một ngành có lợi thế quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ. Hoạt động du lịch được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, không chỉ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí mà còn kích thích tiêu dùng và xuất khẩu tại chỗ các loại hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho du khách, hàng hóa tiêu dùng, sản vật và đồ lưu niệm trong nước tạo ra tính lan tỏa của hiệu ứng kinh tế.

23

1.2.5.3. Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác đƣợc nguồn lực lao động tại

địa phƣơng

Với nhiều ngành kinh tế, kinh tế biển phát triển sẽ sử dụng và phát triển tối đa nguồn nhân lực trong nước và ở địa phương. Những tư liệu sau đây ở Việt Nam đã minh chứng điều đó: Cả nước ta có khoảng 1/3 dân số sinh sống ven biển, trong đó 40% các hoạt động kinh tế liên quan đến biển [4, tr.19 ]. Các cộng đồng dân cư ven biển là một tiềm năng lao động dồi dào của đất nước. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Mặt khác, quá trình kinh tế biển phát triển đã tạo ra các ngành nghề mới như khai thác dầu khí, nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển bước đầu thu hút nguồn nhân lực lớn

1.2.5.4. Phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng,

giữ vững chủ quyền quốc gia

Việt Nam là quốc gia có hơn ba nghìn hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 3.260km bao bọc lãnh thổ ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, với chỉ số biển (khoảng 0,01), cao gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam không những được xác định có vị trí chiến lược, là cửa ngõ của Đông Nam Á mà biển, đảo còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước khi hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn đều gắn kết với biển. Vùng ven biển của Việt Nam cũng chính là cửa mở ra khu vực và thế giới thông qua Biển Đông . Đây là khu vực lãnh thổ rất nhạy cảm về chính trị và an ninh , quốc phòng, đóng vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c bảo vê ̣ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển và đất liền . Do vậy, viê ̣c tăng cường mối quan hê ̣ giữa phát triển kinh tế biển đối với công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng là vô cùng cần thiết , nhất là trong thời điểm hiê ̣n ta ̣i khi tình hình trên Biển Đông đang có những diễn biến ngày càng phức ta ̣p.

24

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biển gắn với bảo vệ quốc phòng – an ninh (QP-AN) thường xuyên được tăng cường và có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Kinh tế biển đã có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, công nghiệp đóng tàu, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc khai thác nguồn lợi từ biển đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu khí, hải sản...). Theo ước tính hiện nay, tỷ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Kinh tế biển đã được các cấp, các ngành, nhất là những tỉnh ven biển chú ý hơn. Qua đó, các công việc về biển đã được triển khai và làm được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ QP-AN trên biển).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược biển, chúng ta đang

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 25)