Phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 93)

- Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển, đảo nhằm khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo. Có biện pháp kịp thời ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa sự suy thoái tài nguyên biển và hải đảo, đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.

- Khẩn trương triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực, đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước. Nhanh, nhạy tiếp nhận các thành tựu KHCN cao và sớm ứng dụng vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, băng cháy, đóng tàu và chế biến các sản phẩm của biển sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ biển như: công nghệ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, công nghệ sinh học biển, công nghệ dược phẩm biển, công nghệ hoá học, phát triển nguồn năng lượng thuỷ triều và năng lượng sóng biển,...

- Tăng cường ứng dụng và đổi mới KHCN trong các ngành, lĩnh vực kinh tế biển và ven biển như: công nghệ cơ khí chế tạo tàu biển, công nghệ vận tải biển, xây dựng công trình trên biển, ven biển, công nghệ xử lý chất thải, vv,..

- Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, giải quyết các vấn đề mang tính công nghệ quan trọng như nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên, dự báo các biến cố tự nhiên...; Nâng cao công nghệ quan trắc các yếu tố tự nhiên và môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

- Đưa KHCN biển vào ứng dụng để cải tạo các sản nghiệp truyền thống và phát triển sản nghiệp mới: Nuôi trồng hải sản (tôm, cua, vẹm); Nuôi trồng rong câu mang tính công nghiệp. ứng dụng công nghệ gen vào nhân giống và bảo tồn giống sinh vật biển.

- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. Đào tạo lại đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh

86

doanh, bảo vệ môi trường, các viện nghiên cứu trên địa bàn theo kịp trình độ các nước trong khu vực.Tăng cường đào tạo, đầu tư trang thiết bị phục vụ khoa học, đổi mới công tác nghiên cứu và cơ chế quản lý khoa học.

- Dành đủ nguồn vốn ngân sách theo quy định cho công tác nghiên cứu KHCN để có đủ kinh phí thực hiện được chức năng động lực gia tăng phát triển kinh tế của công tác KHCN.

4.3.5. Tăng cƣờng vai trò quản lý của nhà nƣớc với phát triển kinh tế biển

- Lâu nay, các hoạt động kinh tế và quản lý biển đảo chưa có một cơ quan Nhà nước thống nhất mà phân tán ở nhiều bộ ngành và các cơ quan khác nhau. Quản lý tổng hợp về biển là vấn đề mới và phức tạp, biển lại rộng lớn và hoạt động mang tính đa ngành. Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực và hiểu quả quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển có vai trò quyết định. Có đường lối chủ trương đúng, đi đôi với tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, tăng cường tiềm lực bảo vệ biển trên các lĩnh vực. Đây là giải pháp quan trọng, nhằm phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần, thống nhất nhận thức để tạo thành sức mạnh vật chất, tăng cường tiềm lực bảo vệ biển.

- Để khai thác hiệu quả tiềm năng biển, bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia. Cần đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế, xã hội nói chung về kinh tế biển nói riêng. Cần có những phương thức tổ chức, chính sách và cơ chế thích hợp. Xây dựng mới các chính sách đặc thù, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế biển có sự quản lý của nhà nước.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, có trình độ nghiệp vụ, am hiểu về các quan điểm, chính pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế biển nói riêng. Đầu tư các phương tiện và trang thiết bị hiện đại đủ sức đảm bảo thi hành pháp luật trên biển, tuần tra, giám sát việc thi hành pháp luật về biển đã được ban hành.

- Xây dựng nông thôn ven biển trên ba mặt: dân trí, dân sinh, dân chủ; đặc biệt là chính sách đưa dân ra các cồn vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, vừa phối

87

hợp và bảo đảm làm hậu cần vững chắc cho các lực lượng vũ trang bảo vệ, kiểm soát trên biển. Bổ sung thêm các chính sách, giải pháp trước mắt để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở các xã ven biển, như tổ chức sản xuất, quy hoạch lại khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích khu vực này phát triển sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển nhanh các ngành công nghiệp quan trọng khu vực ven biển, công nghiệp nông thôn ven biển. Phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, đồng thời phát triển có trọng tâm, để sớm đưa ngành kinh tế thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, cần khuyến khích hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển. Tiếp tục đổi mới thông thoáng hơn nữa cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh để phát triển mạnh kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hoá hiện đại hoá phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương.

4.3.6. Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản

Trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản biển đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là đối với các khu vực biển ven bờ. Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản đã có những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, song nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá các khu vực sinh sống, sinh sản của các loài thủy sản... Nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển Việt Nam, thì cần phải có các định hướng và giải pháp cụ thể:

- Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Hoàn thiện công nghệ khai thác hải sản xa bờ, chuyển đổi hợp lý cơ cấu đội tàu vùng lộng. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (trên 90CV) để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung – Vịnh Bắc bộ; củng cố, bố trí tàu thuyền

88

khai thác theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền vững;

- Định hướng phát triển cơ cấu nghề nghiệp theo hướng tăng tỷ lệ kiêm nghề trên cơ sở khuyến khích tăng kiêm nghề các loại nghề đánh bắt vùng khơi như: câu, chụp cá, mực; lưới kéo đôi; duy trì và giảm dần các loại nghề đánh bắt vùng lộng và ven bờ như: vó mành, vây, vó, xăm và bỏ hẳn các nghề đáy, te…;

- Tăng cường cơ sở hạ tầng dịnh vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả khai thác;

- Chỉ đạo sâu sát và đẩy nhanh tiến độ các dự án, đề án trong lĩnh vực thuỷ sản, trong đó: Quy hoạch các Khu neo đậu tránh trú bão, Đề án phát triển Công nghiệp Cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững" (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, với mục tiêu tổng thể là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam;

- Chú trọng và nâng cao chất lượng đăng kiểm tàu cá, thực hiên tốt các Nghị định, Qui định, Thông tư, Chỉ thị, Qui phạm, Tiêu chuẩn hiện hành, các quyết định từ trung ương đến địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ nắm vững trong chuyên môn, nghiệp vụ bằng các loại hình như: cử cán bộ theo học các lớp nghiệp vụ đăng kiểm do cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức; khuyến khích theo học các lớp trên đại học, để sẵn sàng phục vụ công việc trong hiện tại và tương lai. Giữ vững tỉ lệ đăng kiểm tàu cá hàng năm đạt 95 % trở lên;

- Tăng cường công tác thanh tra các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, xử lý nghiêm các trường không thực hiện và cố tình không thực hiện đúng luật thủy sản qui định. Tăng thời gian kiểm tra, thanh tra trên biển nhằm ngăn ngừa và xử phạt các tàu cá khai thác trái phép, khai thác sai nội

89

dung trong giấy phép đăng ký, sử dung các dụng cụ gây huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (kích điện, mìn) các tàu nước ngoài khai thác trái phép vào vùng biển Việt Nam;

- Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản;

- Quy hoạch và Bảo vệ tốt các vùng cư trú của các loài thủy sản, đặc biệt là các bãi sinh sản, nơi tập trung các loài thủy sản còn con, vùng có đa dạng sịnh học, vùng cấm khai thác, vùng khai thác theo mùa vụ, cơ bản hoàn thành đến năm 2015; Giai đoạn 2016-2020: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đề xuất Quy hoạch phát triển khu bảo tồn biển của tỉnh; tổ chức giám sát các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái khu bảo tồn; phát triển mô hình quản lý cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại địa phương và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển nhằm khai thác, sử dụng các khu bảo tồn biển hiệu quả tạo đà phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái biển. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội vùng khu bảo tồn và vùng xung quanh khu bảo tồn;

- Bên cạnh việc bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi, sẽ tăng cuờng tổ chức thả bổ sung nguồn giống một số đối tượng bản địa, loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và khoa học vào một số thủy vực tự nhiên; phục hồi một số hệ sinh thái điển hình như: San hô, Rừng ngập mặn, Rạo tại các vùng biển có điều kiện và có vị trí quan trọng trong việc Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng. Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển.

- Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để Bảo vệ nguồn lợi gắn với Bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo. Xây dựng mối quan hệ tương

90

hỗ ngành thủy sản với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về công tác Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng ngư dân, trong đó tập trung đối tượng là dân cư vùng ven biển, ngư dân trực tiếp khai thác thủy sản và đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh trong toàn tỉnh

91

KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, đặc biệt với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đã thu được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực kinh tế tiếp tục phát huy sức mạnh của mình. Trong mỗi giai đoạn kinh tế nước ta luôn có sự điều chỉnh để phù hợp từng giai đoạn. Bước vào thời kỳ mới dưới sự lạnh đạo của Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển, " chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã có nhiều thành tựu. So với mỗi giai đoạn, kinh tế biển Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua đã có sự chuyển biển về chất và lượng. Đó là sự cơ cấu ngành đã hợp lý hơn, đã xuất hiện những ngành kinh tế biển gắn với khoa học - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, vận tải biển, công nghiệp tàu biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó những nghề truyền thống không bị mai một mà lại phát triển đi vào áp dụng khoa học hiện đại, đã đưa lại năng suất chất lượng cao, tao thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với việc khai thác các nguồn lợi từ biển đã góp to lớn trong sự phát triển của đất nước, nhất là xuất khẩu dầu, hải sản và du lịch, dịch vụ... đã đưa về ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trong bối cảnh chung đó có kinh tế biển của Nghệ An chủ yếu dựa vào phát triển du lịch, dịch vụ và khai thác tài nguyên thuỷ sản đây là những mặt mạnh của tỉnh, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH,HĐH và xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Mặc dù vậy, kinh tế biển Nghệ An trọng tâm là du lịch và khai thác và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản xuất khẩu, kết quả mặt kinh tế - xã hội là rất to lớn, tuy nhiên, kinh tế biển Nghệ An vẫn đang phát triển về chiều rộng, chưa có chiều sâu, dẫn đến tăng trưởng chưa vững chắc. Như ngành du lịch còn bộc lộ những yếu điểm, lực lượng sản xuất chưa chuyên nghiệp, trình độ chưa cao, còn mang tính thời vụ, dịch vụ đơn điệu chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành đặt ra, về ngành thuỷ sản chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có, việc đầu tư khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế, việc nuôi trồng, đánh bắt mang tính nhỏ lẻ không có sự liên kết đã cho thấy kinh tế biển phát triển là chưa bền vững. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển lại ít

92

chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và phá vỡ cảnh quan dẫn đến nhiều tiềm ẩn, thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của kinh tế biển. Nếu không quan tâm có giải pháp kịp thời trong thời gian tới, có thể phải đầu tư rất nhiều đê giả quyết môi trường sinh thái biển.

Kinh tế biển là kinh tế đa ngành nó gắn trực tiếp với đất liền và môi trường biển,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)