Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 39)

32

Đà Nẵng là một trong số 28 tình thành phố ven biển của cả nước và là một trong số 14 tình, thành hố có bờ biển của khu vực Miền Trung, có 6/8 quận, huyện của thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa. Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với hơn 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện. Biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác thuỷ sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển. Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược của mình, thành phố đã ban hành Quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển đảo thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành thuỷ sản

Những năm qua thành phố có nhiều chủ trương, giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Hàng năm, đội tàu khai thác thuỷ sản khai thác được 37 đến 40 nghìn tấn hải sản các loại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được tập trung đầu tư theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá: hệ thống cảng biển, khu công nghiệp, cảng cá, âu thuyền trú bão, chợ đầu mối thuỷ sản miền Trung,…Đà Nẵng xác định hướng đi của mình mà điểm nhấn được khẳng định là tăng cường đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, hạn chế tối đa vùng ven bờ, nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, phát triển số lượng tàu cá công suất lớn và cải hoán nâng cấp tàu cá công suất nhỏ để vươn khơi. Về chế biến, thành phố đã quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ hải sản đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cao, phát triển các nhà máy chế biến và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng.

- Thực hiện chính sách đầu tư xây dựng cảng biển và hạ tầng cơ sở

Cảng Đà Nẵng là một trong những hải cảng lớn của cả nước, có mực nước sâu phù hợp, thường xuyên đón những chuyến tàu container chuyên dụng phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực.

- Quy hoạch phát triển du lịch một cách đồng bộ, hình thành các cụm, tuyến

du lịch, trên cơ sở đó khuyến khích các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)