Những thành tựu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 67)

Trong những năm qua, với sự nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo và nhân dân các huyện, thành, thị vùng biển cũng với sự giúp đỡ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, kinh tế của vùng biển đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xóa đói giảm nghèo: tốc độ phát triển kinh tế hàng năm cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng đẩy mạnh tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn một số tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả (như lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ ...) để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn nữa.

3.3.1.1. Gia tăng tài sản cố định mới và năng lực sản xuất mới trên địa

bàn vùng biển

Gia tăng tài sản cố định mới và năng lực sản xuất mới là một trong những kết quả trực tiếp của phát triển kinh tế biển. Trong giai đoạn 2007-2014, tổng giá trị tài sản mới do đầu tư vào vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An ngày càng tăng. Tốc độ gia tăng tài sản cố định hàng năm đều đạt trên 10%, trong đó cao nhất là năm 2009 với tốc độ 30%. Đến năm 2010, giá trị tài sản cố định mới tăng trên địa bàn do địa

60

phương quản lý đạt 4.957 tỷ đồng, năm 2013 đạt 6.087 tỷ đồng. Giá trị này cũng có sự thay đổi tương ứng trong từng lĩnh vực.

Bảng 3.5: Giá trị tài sản cố định mới tăng trên địa bàn vùng biển phân theo lĩnh vực do địa phƣơng quản lý giai đoạn 2007-2014

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị TSCĐ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

65 276 319 413 449 520 598

Giá trị TSCĐ ngành

công nghiệp – điện 835 756 918 1.025 1.190 1399 1564

Giá trị TSCĐ ngành

dịch vụ - hạ tầng 1.430 1.945 2.176 3.014 3.318 3598 3925

Tổng số 2.530 2.978 3.414 4.452 4.957 5.517 6.087

Tốc độ phát triển liên

hoàn (%) 100 117,7 114,65 130,41 111,34 111,3 110,33

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

3.3.1.2. Tăng trƣởng các chỉ tiêu kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2007-2014, các chỉ tiêu kinh tế xã hội vùng biển đạt được so với toàn tỉnh được thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội vùng biển và ven biển TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 So với cả tỉnh % 8.39 8.41 8.41 8.45 8.45 8.45 8.45 1 Dân số trung bình Người 1,179,762 1,134,993 1,138,701 1,153,508 1,157,344 1,166,025 1,178,000 So với cả tỉnh % 38.50 38.53 39.10 39.51 39.52 39.62 40.0 2 Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD Người 583,552 585,429 586,415 588,444 588,468 589,256 590,356 3 GTSX (giá HH) Triệu đồng 19,128,622 23,936,037 32,478,970 38,163,582 46,957,946 56,818,508 65,700,883 So với cả tỉnh % 50.61 53.17 53.60 54.27 54.75 54.59 53.89

Chia ra: - Công

nghiệp + xây dựng

Triệu

đồng 9,032,180 12,154,295 16,241,245 19,354,610 24,435,104 29,793,865 32,950,361

- Nông, lâm, thủy

sản " 3,312,882 3,846,535 5,220,797 5,847,460 6,923,569 7,928,410 9,928,035

- Dịch vụ " 6,783,560 7,935,207 11,016,928 12,961,512 15,599,273 19,096,233 22,822,487

61 TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 HH) đồng 5 GDP (giá HH) Triệu đồng 9,713,389 11,942,932 16,028,007 18,638,084 22,012,522 26,413,386 31,768,820 So với cả tỉnh % 48.73 51.53 52.47 53.07 52.95 53.08 53.11

Chia ra: - Công

nghiệp + xây dựng

Triệu

đồng 3,405,758 4,570,639 6,004,806 7,031,204 8,703,039 10,396,626 11,246,358

So với cả tỉnh % 58.23 61.63 61.32 62.43 62.11 59.94 58.84

Công nghiệp Triệu đồng 1,957,784 2,700,833 3,520,617 4,085,104 4,846,399 5,940,069 6,384,317

Xây dựng " 1,447,974 1,869,806 2,484,189 2,946,100 3,856,640 4,456,557 4,862,041

- Nông, lâm, thủy

sản " 2,024,188 2,337,037 3,118,411 3,490,003 3,827,061 4,410,211 5,139,322

So với cả tỉnh % 30.33 32.01 32.99 32.62 32.46 32.75 32.26

Nông nghiệp Triệu đồng 1,509,770 1,796,811 2,440,959 2,685,928 2,896,609 3,296,097 3,833,995

Lâm nghiệp " 98,735 74,825 76,759 82,528 88,742 94,259 135,154

Thủy sản " 415,683 465,401 600,693 721,547 841,710 1,019,855 1,170,173

- Dịch vụ " 4,283,443 5,035,256 6,904,790 8,116,877 9,482,422 11,606,549 15,383,140

So với cả tỉnh % 57.82 58.74 61.08 61.70 60.11 61.26 62.11

6 Cơ cấu kinh tế % 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Nông Lâm Ngư " 20.84 19.57 19.46 18.73 17.39 16.70 16.18

Cả tỉnh " 33.49 31.02 30.94 30.50 28.35 27.06 26.64

Công nghiệp- Xây

dựng " 35.06 38.27 37.46 37.72 39.54 39.36 35.40 Cả tỉnh " 29.34 32.00 32.05 31.99 33.70 34.86 31.95 Dịch vụ " 44.10 42.16 43.08 43.55 43.08 43.94 48.42 Cả tỉnh " 37.17 36.98 37.01 37.51 37.94 38.08 41.41 7 GDP/ngƣời (giá HH) Triệu đồng 8.2 10.0 14.1 16.2 19.0 22.7 25.5 8 Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn Tỷ đồng 915.87 1260.88 1,935.49 2,821.0 3,413.1 2590 So với cả tỉnh % 50.30 54.00 54.60 55.54 50.05 49.43 Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An

3.3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An

Trong giai đoạn 2007-2014, kinh tế vùng biển và ven biển Nghệ An đã có bước phát triển khá toàn diện và chuyển dịch đúng hướng; sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển; ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007-2014 đạt 16,15%. Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành đạt 31.768 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng, gấp hơn 3 lần

62

năm 2006 là 8,2 triệu đồng.

Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2014 (theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Thực hiện 2007-2013

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm, ngư

nghiệp (%) 20,84 19,57 19,46 18,73 17,39 16,70 16,18 Công nghiệp -

Xây dựng (%) 35,06 38,27 37,46 37,72 39,54 39,36 35,40

Dịch vụ (%) 44,10 42,16 43,08 43,55 43,08 43,94 48,42

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An

Ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2007-2014. Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ năm 2012 đạt 1744 ha, tăng 68 ha so với năm 2008. Trong đó diện tích nuôi tôm 1573ha chiếm 90,1% diện tích nuôi mặn lợ. Sản lượng nuôi trồng năm 2013 là 40.257 tấn, trong đó nuôi mặn lợ 6.029 tấn, tăng bình quân 12,68%/năm [11, tr.11 ]. Năng suất con nuôi tăng khá, nhất là năng suất nuôi tôm.

Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2008-2012 tăng bình quân 7,89%/năm. Năm 2013, sản lượng khai thác đạt 130.788 tấn. Cơ cấu sản phẩm khai thác vùng lộng và vùng khơi ngày càng được cải thiện, với sự tăng lên của khai thác ngoài khơi và đạt tỷ lệ gần 52% tổng sản lượng khai thác.

Hạ tầng nghề cá luôn được nhà nước quan tâm và đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đến cơ sở hạ tầng vùng nuôi, giống. Bình quân hàng năm nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi, vùng giống khoảng 17 tỷ đồng. Cùng với hỗ trợ từ nhà nước, hàng năm những người nuôi đã đầu tư trên 20 tỷ đồng vào xây dựng hệ thống ao nuôi, trại sản xuất giống, đến nay hình thành trên 1.000 ha nuôi tôm thâm canh, 55 trại sản xuất tôm, hệ thống trại cá cấp một được đầu tư nâng cấp. Nhiếu Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đã được xây dựng. Việc đầu tư các cơ sở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản, trao đổi sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thời gian lên hàng, tăng thời gian sản xuất trên biển của đội tàu khai thác.

63

Sản xuất muối cũng khá phát triển với các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh. Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đầu tư kênh mương, cải tạo nội đồng. Diện tích sản xuất muối ở Nghệ An trong những năm gầy đây giảm, từ 836,62 ha năm 2009 xuống 795 ha năm 2012, tuy nhiên do cải tiến kỹ thuật năng suất muối được cải thiện từ 79.587 tấn năm 2009 và 73.920 tấn năm 2012 và giá cả muối ổn định hơn đạt 147.84 tỷ đồng năm 2012) [25, tr.10 ] Hiệu quả sản xuất ngày cao, đời sống của người sản xuất muối ngày càng được cải thiện

Đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế biển. Vì vậy, hiện nay, cùng với việc đầu tư nâng cấp Cảng Cửa Lò, thì Cảng nước sâu ở Nghi Thiết (Nghi Lộc) và Cảng Đông Hồi (Hoàng Mai) cũng đang triển khai. Cảng Cửa Lò là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An. Để tạo được động lực phát triển cho tỉnh ta cũng như các vùng lân cận, Chính phủ đã quy hoạch nơi đây trở thành cảng đầu mối quốc gia loại 1. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Cục Hàng hải và Công ty Cảng Nghệ Tĩnh đang tích cực thúc đẩy dự án mở rộng thêm bến tàu số 5, 6.

Dự kiến, mỗi cầu tàu có chiều dài là 200m, sâu – 7,5m đón tàu có trọng tải từ 10 – 15 nghìn tấn và sẽ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vận tải hàng hóa thông qua Cảng Cửa Lò. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, nên Dự án Nâng cấp Cảng Cửa Lò triển khai rất chậm

Một dự án đầu tư cảng biển (cảng thương mại) ở tỉnh ta thu hút được sự quan tâm của các cấp, ngành cũng như của người dân, đó là Cảng nước sâu (do Công ty vận tải biển Quốc tế ITID làm chủ đầu tư). Từ năm 2009, tỉnh đã giao Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam thuê tư vấn, nghiên cứu quy hoạch chi tiết và dự án đã khởi công từ cuối năm 2010. Vị trí xây dựng cảng là giữa mũi Rồng và mũi Gà thuộc xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) với các hạng mục chính: đê chắn sóng, bến cầu tàu, cầu dẫn, luồng tàu và hệ thống văn phòng làm việc, kho chứa hàng, các thiết bị… Dự án có tổng đầu tư hơn 490,7 triệu USD, được chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng trên diện tích 20 ha, 2 bến bảo đảm tàu 30 - 50 nghìn tấn cập cảng an toàn, năng lực bốc xếp 3,5 - 4 triệu tấn/năm. Cảng xây dựng xa bờ ở độ sâu - 10m,

64

tách biệt với khu hậu phương cảng, liên kết giao thông giữa 2 khu vực là tuyến cầu dẫn và đường dẫn dài khoảng 3,5km. Đây là công trình trọng điểm và hiện đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội không chỉ đối với tỉnh Nghệ An mà của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Cũng nằm trong chiến lược phát triển hệ thống cảng biển ở Nghệ An, tại Thị xã Hoàng Mai đang triển khai dự án Cảng biển Đông Hồi. Với mục đích đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa cho các khu công nghiệp (KCN) tại thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu và các nhà máy sản xuất có quy mô lớn ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp… nên chủ đầu tư là Tổng Công ty CN Xi măng Việt Nam (Vicem) đang rất quyết tâm đầu tư dự án quan trọng này. Sau khi hoàn thành, Cảng Vicem Đông Hồi sẽ đón được tàu có trọng tải 50.000 tấn, có thể đạt 80.000 tấn ra vào và thời gian hoạt động là khoảng 300 ngày/năm. Ngoài việc phục vụ cho các đơn vị của Vicem, Cảng Đông Hồi còn bảo đảm hỗ trợ các đơn vị khác có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua cảng. Dự kiến, tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng và được chia thành 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1, đầu tư từ năm 2014 – 2015 với mức đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng du lịch Nghệ An vẫn giữ được ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể. Trong năm có tổng lượng toàn tỉnh lưu trú toàn tỉnh đạt gần 3.300.000 lượt, bằng 106% so với năm 2012, đạt 100% kế hoạch, trong đó, khách quốc tế đạt 58.550 lượt, bằng 67% so với năm 2012. Doanh thu dịch vụ du lịch năm 2013 đạt 2.060 tỷ đồng, bằng 115% so với năm 2012, đạt 108% kế hoạch, trong đó doanh thu quốc tế đạt 12 triệu USD, bằng 70,5% so với năm 2012.

3.3.1.4. Đóng góp về mặt xã hội của hoạt động đầu tƣ phát triển

Trong những năm qua, phát triển kinh tế biển tỉnh đã được những kết quả đáng kể như sau:

Trước hết, đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư và xoá đói giảm nghèo

65

thực hiện tốt các chính sách xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo được cả xã hội quan tâm và thực hiện đạt hiệu quả, do vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm và đạt mức thấp hơn nhiều so với bình quân của Tỉnh. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Vùng là 10,98%, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chỉ 6,49%; năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,23%. Công tác giải quyết việc làm đạt khá, trong 7 năm, đã tạo thêm việc làm mới cho khoảng 60.400 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 39%; năng suất lao động tăng từ 16,65% năm 2006 lên đến 44,82% năm 2012 [22, tr.33]. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Thứ hai, đầu tư góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế.

Giáo dục đào tạo của các địa phương ven biển phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Tất cả các địa phương đều đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, công tác kiên cố hóa trường lớp học được đẩy mạnh. Chất lượng dạy và học được nâng lên một bước. Hiện nay toàn vùng có 281 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 121 trường (đạt tỷ lệ 57,7%/ toàn tỉnh là 47,1%, tăng 28,5% so với năm 2008); tỷ lệ trường học được kiên cố hóa đạt 68,7%, tỷ lệ trường học kiên cố và bán kiên cố đạt 94,3%; 100% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tăng nhanh cả về quy mô và chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập, đào tạo của xã hội.

Hoạt động y tế có những chuyển biến tốt. Công tác phòng chống dịch bệnh triển khai khá tốt, không có dịch bệnh lớn xẩy ra. Cơ sở vật chất phục vụ việc khám, chữa bệnh được quan tâm đầu tư, đến nay toàn Vùng có 24 bệnh viện trong đó 8 bệnh viện ngoài công lập, 04 phòng khám đa khoa khu vực và 144 trạm xá phường, xã. Đội ngũ y bác sĩ cùng trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, bổ sung nên đã góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đạt 100% xã phường có cán bộ y tế hoạt động; số bác sĩ/vạn dân là 8,5 bác sỹ (cả tỉnh 6), số giường bệnh/vạn dân đạt 30 giường (toàn tỉnh: 18,34) trong đó giường bệnh

66

nội trú là 24,5; số trạm xá có bác sĩ là 90,02% (toàn tỉnh: 87,7%), số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 132 xã/144 xã phường, chiếm tỷ lệ 91,67% (toàn tỉnh: 80,8%). [22, tr.78] Các bệnh thông thường cơ bản được giải quyết tại tuyến xã nên đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Các hoạt động văn hoá, thể thao phát triển sâu rộng, khá vững chắc về quy mô và chất lượng gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhiều mô hình mới được phát huy. Toàn vùng có 81% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (toàn tỉnh là 74%), có 57,7% làng bản khối xóm đạt chuẩn văn hoá (toàn tỉnh 50%), 98% xã phường thị trấn có thiết chế văn hoá thông tin thể thao, trong đó có 41% số xã đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được trong những năm qua, với tiềm năng và định hướng phát triển tiếp theo, ngoài sự nỗ lực của địa phương khai thác phát huy

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 67)