Luật di sản văn hoá (29/6/2001) và các văn bản hướng dẫn

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52)

Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn có ý nghĩa đặc biệt đối với các hoạt động du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Theo Luật di sản văn hoá thì một trong những nội dung bảo vệ đối với di sản văn hoá là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường-sinh thái của di tích. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm là làm thay đổi môi trường cảnh quan (chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép...)13. Một trong những hình thức quản lý được quy định trong bảo vệ di tích là xác định khu vực bảo vệ của di tích. Theo đó, khu vực I là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng, khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường-sinh thái của di tích. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá (Điều 10, Điều 13, Điều14, Điều 16 Luật di sản văn hoá). Theo các qui định này, mọi tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng hoặc quản lý di sản văn hoá vào mục đích du lịch phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ bảo vệ môi trường, bảo vệ các di sản văn hoá đó.

Như vậy, Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn cũng đã xác lập cơ sở pháp lý cần thiết cho việc bảo vệ môi trường tại các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đồng thời cũng là bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch găn với các di sản văn hoá.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 52)