Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)

Nói đến pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là đề cập đến toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động du lịch và hoạt động khác có liên quan.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nội hàm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có quan niệm cho rằng pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là toàn bộ các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động du lịch. Cơ sở của quan niệm này xuất phát từ đặc tính của du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, tất cả các quy định về bảo vệ môi

trường trong những ngành, lĩnh vực khác đều có tác động nhất định đến công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ... đều có ý nghĩa nhất định đến hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Quan niệm này có phần rộng vì xét cho cùng môi trường có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của du lịch, nhưng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng khi xác lập và thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực cụ thể đó. Nếu cho rằng pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch bao gồm toàn bộ những quy định về bảo vệ môi trường của các ngành khác nhau thì phạm vi quá lớn, có những hoạt động không liên quan trực tiếp đến sự phát triển du lịch và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch của các cơ quan liên quan.

Có quan niệm cho rằng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chỉ bao gồm những quy định bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực du lịch, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong công tác bảo vệ môi trường. Quan niệm này là chưa đầy đủ vì công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nếu chỉ do các cơ quan du lịch thực hiện thì chẳng khác nào “ném đá ao bèo” do “lực bất tòng tâm”. Trên thực tế, tài nguyên du lịch do nhiều ngành, đơn vị khác nhau quản lý, cụ thể như các vườn quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quan lý; các di tích lịch sử – văn hoá do Bộ Văn hoá-Thông tin quản lý1; tài nguyên nước ngầm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, tài nguyên nước mặt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.... Nếu các cơ quan quản lý này không trực tiếp tham gia thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong phạm vi do mình quản lý và phối hợp với ngành du lịch thực hiện hoạt động này thì tính hiệu quả sẽ rất thấp.

1 Hiện nay, Bộ Văn hoá - Thông tin đã hợp nhất với Uỷ ban Thể dục Thể thao và Tông cục Du lịch thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Nghị quyết số 01/2007/QH12 của Quốc hội. Tuy nhiên, do các quy định tương ứng chưa thay đổi kịp thời nên trong luận văn này, ở một số trường hợp Bộ Văn hoá - Thông tin vẫn được nhắc tới với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

Theo các chuyên gia trong ngành du lịch và các ngành có liên quan, nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đang được thừa nhận bao gồm:

- Các quy định của pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du

lịch. Bộ phận này là một tập hợp các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

nói chung trong đó có nôi dung liên quan trực tiếp đến hành vi của các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.

- Các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường. Đây là toàn bộ các quy phạm pháp luật về du lịch, nhưng có quy định về

việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thể tham gia quan hệ du lịch.

- Các quy định thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Bộ phận pháp luật này bao gồm toàn bộ các quy

phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, dân sự, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... có nội dung điều chỉnh liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)