Phát triển du lịch bền vững với yêu cầu nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86)

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

Hoạt động phát triển du lịch bền vững được phân tích khá chi tiết, cụ thể ở phần đầu Luận văn này, về thực chất là hoạt động du lịch dựa trên những nguyên tắc của sự phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch theo hướng bền vững, du lịch Việt Nam sẽ nhận được nhiều yếu tố tích cực, đó là:

- Hiệu quả kinh tế: Phát triển du lịch bền vững đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.

- Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển của kinh tế địa phương tại các điểm du lịch.

- Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ.

- Công bằng xã hội: Đem lại sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.

- Sự thoả mãn cho khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác.

- Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch, phát triển du lịch trong tương lai ở địa phương.

- Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị di sản văn hoá, lịch sử đích thực, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch.

- Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã, giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.

Để phát triển du lịch bền vững, Chính phủ có thể dựa vào nhiều công cụ khác nhau như công cụ kinh tế, công cụ chỉ huy, kiểm soát, công cụ đo lường, công cụ tuỳ chọn và các công cụ hỗ trợ. Mỗi một công cụ đều có một vai trò quan trọng, song cần phải biết là các công cụ này không loại trừ nhau, cần phải xem chúng như là một hệ thống hoàn chỉnh.

Pháp luật đóng vai trò trung tâm của công cụ chỉ huy, kiểm soát. Luật pháp cho phép áp đặt các yêu cầu được xác định và chi tiết hoá bằng các quy định. Tuy nhiên, để áp dụng pháp luật thành công, phát triển du lịch thực sự bền vững, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hệ thống pháp luật phải điều chỉnh được tất cả các quan hệ phát sinh liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch: bao gồm những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và những vấn đề đặc thù đối với bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

- Các quy định phải không chồng chéo, mâu thuẫn.

- Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phải phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và phản ánh được điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các nghĩa vụ phải gắn liền với các chế tài đủ mạnh để ràng buộc các chủ thể.

- Các quy định pháp luật phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là những thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các nước đều đang cố gắng tìm các giải pháp để xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Các yêu cầu đặt ra cho Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập là:

- Cụ thể hoá các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thành những quy định cụ thể của pháp luật trong nước.

- Hài hoà các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Hoạch định chính sách về môi trường không chỉ ở cấp độ nhà nước mà cả chính sách kinh doanh trong từng doanh nghiệp. Nếu hàng hoá, dịch vụ của

Việt Nam không thân thiện với môi trường thì chẳng những môi trường sống của Việt Nam ngày càng xuống cấp mà việc cung cấp dịch vụ cho các thị trường khó tính, có tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao như Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ sẽ gặp khó khăn.

Đối với yêu cầu này, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam chưa có quy định nào về việc công nhận các mô hình kinh doanh du lịch thân thiện môi trường. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, đã có các tổ chức quốc tế chứng nhận khu du lịch xanh, khách sạn xanh. Có những hãng lữ hành nước ngoài khi ký hợp đồng với khách sạn đã yêu cầu bổ sung một phụ lục hợp đồng về bảo vệ môi trường (ví dụ quản lý và sử dụng năng lượng trong khách sạn). Việc thiếu hụt trên đây không những không tạo ra cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tích cực áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường mà còn hạn chế khả năng cạnh tranh của họ khi tính thân thiện môi trường ngày càng được đề cao trong lĩnh vực dịch vụ.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường cần có những biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)