Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 44)

- Pháp luật về bảo vệ môi trường đã bước đầu “quan tâm” đến công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Trước đây, pháp luật về bảo vệ môi

trường chỉ dừng ở những quy định chung, thiếu quy định chi tiết, cụ thể. Vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chưa được đặt vào vị trí quan tâm đúng mức mà nó cần phải có8, mặc dù chúng ta đã thừa nhận mối quan hệ gắn kế chặt chẽ giữa du lịch và bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây, du lịch Việt Nam phát triển mạnh, mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế nhưng cũng tạo ra áp lực ngày một lớn lên môi trường xung quanh. Để điều chỉnh hoạt động này theo hướng giảm thiểu các tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường và phù hợp với

8 Tại thời điểm trước năm 2003 các lĩnh vực y tế, công nghiệp.... đều đã có những văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực đó. Lĩnh vực du lịch chỉ được điều chỉnh bởi những quy định chung.

xu thế bảo vệ môi trường nói chung, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường mới, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và đặc biệt là Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Những văn bản này đã tạo thành khuôn khổ pháp lý cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vưc du lịch.

- Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động du lịch còn thiếu tính đồng bộ. Trong khi các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao

được ban hành mới (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch) thì những văn bản thấp hơn lại không được cập nhật, sửa đổi, bổ sung. Những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn lại là những văn bản quy định chi tiết, cụ thể, do không theo kịp những thay đổi của Luật nên gây ra khó khăn nhất định cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

- Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động du lịch còn thiếu những quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện. Như đã phân tích, những

quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể liên quan không có nhiều, lại nằm ở văn bản có hiệu lực pháp lý không cao. Do đó, việc thực hiện và áp dụng những quy định này trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện. Hiện nay, pháp luật môi trường liên quan đến hoạt động du lịch hầu như không có những quy định này. Ngay đến cả văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng chỉ quy định các hành vi vi phạm hành chính nói chung trong bảo vệ môi trường mà không xác định hành vi vi phạm hành chính riêng của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch. Đây là một trong những hạn chế cho việc triển khai, thực hiện pháp luật trong bảo vệ môi trường du lịch.

- Tài nguyên du lịch chưa được pháp luật về bảo vệ môi trường coi là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ. So với các yêu cầu bảo vệ môi trường nói chung, vấn

đề bảo vệ môi trường đối với tài nguyên du lịch có yêu cầu cao hơn, xuất phát từ tính nhạy cảm của môi trường du lịch và vai trò của môi trường trong việc duy

trì sự hấp dẫn và duy trì điều kiện cho các hoạt động du lịch. Những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường mới chủ yếu dừng ở việc xác định các tổ chức, cá nhân được sử dụng tài nguyên, môi trường vào mục đích du lịch và trong quá trình hoạt động phải bảo vệ môi trường chứ không có những quy định nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân này phải chú ý tới những yêu cầu nhất định trong trường hợp hoạt động của họ có tác động đến môi trường du lịch. Đối với những người tham gia hoạt động du lịch, các quy định này cũng chưa làm rõ những hành vi cụ thể trong bảo vệ môi trường theo đặc thù của hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 44)