Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 38)

Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2006 dành toàn bộ Chương V quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây là những hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khả năng tác động lớn tới chất lượng môi trường, trong đó có hoạt động du lịch. Tuy nhiên, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cả ngành du lịch lại chỉ được gói gọn trong một điều (Điều 45, Luật Bảo vệ môi trường 2006) thì quá chung, hoặc có những quy định cụ thể thì lại không đầy đủ.

Pháp luật bảo vệ môi trường còn quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có Tổng cục du lịch thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, trong đó có những nội dung thực hiện một cách độc lập như: - Tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với

dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình3

;

- Lập quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên4

; - Tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của

ngành, lĩnh vực do mình quản lý5; báo cáo tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường6

;

- Có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý7

;

3 Điều 17 – Luật Bảo vệ môi trường. 4 Điều 31 – Luật Bảo vệ môi trường. 5

Điều 94 – Luật Bảo vệ môi trường. 6 Điều 100 – Luật Bảo vệ môi trường. 7 Điều 123 – Luật Bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch trong việc bảo vệ môi trường du lịch được cụ thể hóa tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch:

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch;

- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của các Sở quản lý về du lịch;

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch ;

- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ quyền cho Sở quản lý về du lịch phối hợp với các cơ quan đó để xác định ranh giới, phạm vi hoạt động du lịch, diện tích công trình kiến trúc, các chỉ tiêu bảo vệ sinh thái, đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng và các khu bảo tồn khác ;

- Khi xem xét công nhận các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 38)