- Cụ thể hoá trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Bổ sung các quy định về trách nhiệm của các chủ thể, từ cơ
quan quản lý nhà nước đến các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, ban quản lý các khu, điểm du lịch để làm cơ sở thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong ngành du lịch.
- Hoàn thiện các quy định tạo nguồn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trong các quy định này, bên cạnh việc xác định nghĩa vụ nộp phí khi sử
dụng các thành phần môi trường du lịch còn phải định ra được một cơ chế để các chủ thể kinh doanh dành một phần nguồn thu từ du lịch cho công tác bảo vệ, tôn tạo môi trường; định ra cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư để thu hút cộng đồng dân cư tham gia tôn tạo và bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch.
- Xây dựng chỉ tiêu, định mức về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
Những chỉ tiêu, định mức này sẽ cho phép cụ thể hoá các yêu cầu bảo vệ môi trường trong ngành về điều kiện môi trường, về chất lượng môi trường phù
hợp với đặc trưng của hoạt động du lịch. Chỉ tiêu, định mức về bảo vệ môi trường ngành du lịch có thể sẽ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý. Việc hình thành một
hệ thống quản lý nhà nước về môi trường du lịch từ Trung ương đến địa phương là một trong những điều kiện cơ bản để triển khai, quản lý và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này. Do vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trước mắt cần thành lập bộ phận phụ trách về môi trường trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cả ở Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, trong cơ cấu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần tổ chức bộ phận phụ trách quản lý về môi trường trong lĩnh vực du lịch.
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CÁC CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC CHỦ THỂ CÓ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN
Các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch bao gồm các chủ thể kinh doanh du lịch, khách du lịch, các tổ chức cá nhân lập dự án, thiết kế, thi công các công trình phục vụ du lịch. Ngoài các chủ thể trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch, môi trường du lịch còn chịu sự tác động của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các khu, điểm du lịch hoặc cư dân làm ăn, sinh sống tại các khu, điểm du lịch. Để phát huy vai trò bảo vệ môi trường của các chủ thể này cần:
3.3.1. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch
Các cơ sở kinh doanh du lịch có thể bao gồm: Các khu tham quan, nghỉ dưỡng, các khách sạn, các nhà hàng, các đội xe, các công ty lữ hành v.v... Hoạt động của các cơ sở này thường có tác động trực tiếp lên tài nguyên - môi trường (gây hư hỏng, làm ô nhiễm, làm suy kiệt v.v...). Vì vậy, các hoạt động bảo vệ môi trường cần được thực hiện trực tiếp ở các cơ sở này. Việc cụ thể hoá trách nhiệm bảo vệ môi trường phải gắn với đặc thù của từng loại ngành nghề kinh doanh du lịch. Là những chủ thể trực tiếp khai thác các nguồn tài nguyên, các cơ sở kinh doanh du lịch còn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp tôn tạo tài nguyên, cải thiện chất lượng môi trường; có trách nhiệm đóng góp tài chính cho
hoạt động bảo vệ, phục hồi lại môi trường. Đây cũng chính là giải pháp mấu chốt nhằm xử lý sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa khai thác và duy trì tái tạo. Ở Vũng Tàu, mô hình giao khoán chỉ tiêu cây xanh để bảo vệ rừng cho các công ty du lịch đã cho thấy hiệu quả của việc các công ty du lịch áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.
Để các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, pháp luật cũng cần quy định trách nhiệm phối hợp giữa những cơ sở kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và các cơ sở có hoạt động liên quan khi trong quá trình bảo vệ môi trường. Cơ chế phối hợp này cần được xây dựng chặt chẽ và đồng bộ để tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đối tượng, bao gồm các hoạt động cần được thực hiện
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở kinh doanh du lịch còn được thể hiện thông qua việc nhắc nhở và cung cấp những điều kiện cần thiết để khách du lịch khi sử dụng dịch vụ của cơ sở có thể thực hiện được các yêu cầu bảo vệ môi trường. Để giám sát tình hình môi trường, cần có quy định yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về tình trạng môi trường; đối với các cơ sở kinh doanh du lịch lớn cần có nhân viên phụ trách về vấn đề môi trường trong cơ sở.
3.3.2. Đối với khách du lịch
Cụ thể hoá các nghĩa vụ bảo vệ môi trường của khách trong quá trình đi du lịch, lưu trú và sử dụng các dịch vụ du lịch khác. Các hành vi được quy định phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường của từng loại điạ bàn tiến hành hoạt động du lịch (du lịch biển, núi, sông nước v.v.). Khách du lịch phải có trách nhiệm hợp tác với các cơ sở kinh doanh du lịch để thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
3.3.3. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân này không phải là đối tượng quản lý của ngành du lịch. Chỉ khi họ có hoạt động trong phạm vi các khu vực do ngành du lịch quản lý thì họ mới chịu sự kiểm tra, giám sát của ngành du lịch. Do vậy, về cơ bản, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các đối tượng này được xác định
thông qua nghĩa vụ bảo vệ môi trường nói chung. Các quy định về bảo vệ môi trường hiện nay nhìn chung đều xác định trách nhiệm bảo vệ danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá… của tất cả các tổ chức, cá nhân khi có những hoạt động liên quan song còn chung chung, khó đảm bảo tính khả thi. Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể này khi hoạt động tại các khu, điểm du lịch cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ thu gom rác thải, xử lý nước thải, khí thải của các tổ chức, cá nhân nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch; cụ thể hoá các quy định về việc khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tại khu, điểm du lịch, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi này gây ra; xây dựng các tiêu chuẩn môi trường cụ thể áp dụng cho các khu, điểm du lịch và có giá trị bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động tại đây. Ngoài ra, cũng cần đề ra trách nhiệm phối hợp của các cơ sở để triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường.
3.3.4. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch trƣờng du lịch
Ngành du lịch cần phối hợp với các tổ chức xã hội để triển khai các phong trào vận động bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch, tuyên truyền giáo dục các chủ thể liên quan về yêu cầu và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch.
3.3.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia và đƣợc hƣởng lợi từ phát triển du lịch hƣởng lợi từ phát triển du lịch
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là yếu tố quan trọng đối vớ công tác bảo vệ môi trường du lịch. Ngành du lịch cần có biện pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào làm việc trong ngành du lịch, cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch một cách có tổ chức (tham gia vào một số khâu trong chuỗi hoạt động du lịch như đưa đón khách, hướng dẫn tham quan, sản xuất và bán hàng lưu niệm); khuyến khích cộng đồng dân cư phát triển một số ngành nghề phục vụ cho du lịch; sử dụng các nguồn lợi từ du lịch vào việc xây dựng các công trình phúc lợi địa phương v.v. Những hoạt động này sẽ có ý nghĩa giáo dục người dân về vai trò của du lịch và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi
trường cho phát triển du lịch. Việc phát huy vai trò của cộng đồng dân cư không chỉ thể hiện qua các biện pháp làm cho người dân không có những hành vi phá hoại môi trường mà còn thể hiện ở việc khuyến khích họ thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường tích cực như tiến hành các dịch vụ thu gom rác thải. Tác dụng của cách làm này có thể được chứng minh qua trường hợp Khu du lịch Ao Vua (Vườn quốc gia Ba Vì). Tại đây, người dân địa phương đã được huy động tham gia và hưởng lợi trong việc thu gom rác thải và bảo vệ rừng, vì vậy, vào mùa hè, hàng ngày có hàng vạn khách đến tham quan nhưng môi trường ở đây vẫn được quản lý rất tốt.
KẾT LUẬN
Trong thời gian khoảng 15 năm trở lại đây, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng xấp xỉ 14 lần (từ 250.000 lượt năm 1990 đề 3,5 triệu lượt năm 2006), khách du lịch nội địa tăng nhanh, đạt 17 triệu lượt năm 2006. Du lịch Việt Nam đã xác lập và dần nâng cao hình ảnh và vị thế trên trường quốc tế, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở để phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian khoảng 15 năm qua, nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững cũng được nâng lên đáng kể. Cùng với các yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội thì yêu tố môi trường mà cụ thể là vấn đề bảo vệ môi trường đang nhận được sự quan tâm thực sự của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Ngành du lịch không thể thờ ơ mãi với thách thức của phát triển bền vững và cũng là nhu cầu của đất nước. Đó là lý do giải thích tại sao vấn đề bảo vệ môi trường du lịch đang được đặt ra vô cùng cấp bách; quan hệ môi trường và du lịch được nhắc tới thường xuyên trong các diễn đàn, hội nghị, báo cáo du lịch ở trong nước và quốc tế; hơn lúc nào hết, môi trường đang được xem như là “hơi thở” của hoạt động du lịch.
Đề tài luận văn “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” được đặt ra do yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển du lịch bền vững của ngành du lịch Việt Nam mà trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch.
Trước hết, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về môi trường, du lịch, công tác bảo vệ môi trường du lịch và pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch trên cơ sở tiếp cận những tri thức hiện đại trên thế giới, đồng thời xem xét các điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển du lịch Việt Nam. Luận văn đã đưa ra những khái niệm cơ bản về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, vai trò và tiêu chí cơ bản xác định tính phù hợp của pháp luật này. Đây là cơ sở để xác lập những căn cứ khoa học, làm tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường du lịch.
Tiếp theo, thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường du lịch và tình hình thực hiện, áp dụng những quy định này cũng được phân tích, đánh giá trong luận văn một cách nghiêm túc, với những phương pháp, cách thức thực hiện bài bản, cẩn thận. Những phân tích, đánh giá nêu trên được thực hiện trên cơ sở bám sát mục tiêu phát triển du lịch bền vững, có xem xét đến những tiêu chí phù hợp của pháp luật. Từ đó rút ra những nhận xét chung về ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những thực trạng đó, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Cuối cùng, luận văn đã trình bày về yêu cầu nâng cao hiệu quả của pháp luật, giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, tập trung đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với từng nhóm quy định cấu thành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Với các nội dung trên, luận văn đã có những đóng góp mới, cần thiết là: - Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Xác định phướng hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Tóm lại, luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, có những đóng góp mới vào việc phát triển lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch có nội dung và phạm vi nghiên cứu rộng. Để giải quyết triệt để các yêu cầu và đề tài đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá sâu sắc, toàn diện tất cả các quy định thuộc nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản
nhất, liên quan trực tiếp đến đề tài và chắc chắn vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân quan tâm để luận văn ngày càng hoàn chỉnh hơn, có thể trở thành tài liệu thao khảo tốt, phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Báo Công an Nhân dân
Tràn dầu trên biển Việt Nam: Canh cánh nỗi lo ô nhiễm
Hà Nội, 15/12/2006
2. Báo Văn hóa
Xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả có đe dọa di sản Vị Hạ Long ?
Hà Nội, 17/8/2006
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003
4. Cục Bảo vệ môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo hiện trạng mạng lƣới trạm quan trắc phân tích môi trƣờng
Hà Nội, 2003
5. Cục Môi trường – Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Báo cáo công tác đánh giá tác động môi trƣờng
Hà Nội, 1999
6. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh
Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000
7. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam