IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6.4. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT
•Tăng cường pháp chế trong công tác quản lý môi trường:
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường bằng các hình thức:
+ Phạt tiền: Đối với các cơ sở vi phạm lần 1.
+ Đình chỉ sản xuất: Đối với các cơ sở vi phạm lần 2, (Áp dụng các biện pháp cắt điện, rút vốn ngân hàng, rút giấy phép kinh doanh).
- Giữ nguyên hiện trạng, không để phát sinh thêm cơ sở sản xuất mới. - Quản lý chất thải rắn: Để giải quyết ô nhiễm chất thải rắn tại làng nghề
cần quy hoạch vị trí khu tập trung thu gom rác thải; xử lý việc xả rác thải của các cơ sở sản xuất ra ven bờ sông hoặc đường làng gây ô nhiễm môi trường.
•Tăng cường năng lực quản lý môi trường
Với cách tiếp cận cơ quan, chính quyền địa phương (cấp xã, phường) đóng vai trò quyết định trong công tác BVMT làng nghề thì cán bộ quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường làng nghề. Vì vậy, cần bổ sung nguồn nhân lực cho quản lý môi trường cấp xã - là đầu mối và đi theo sát các hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
4.6.5. Giải pháp xử lý chất thải đối với làng nghề Phú Lâm
Quy định và triển khai có hiệu quả việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tập trung bao gồm: xử lý nước thải, khí thải cục bộ; xử lý nước thải tập trung; quản lý chất thải rắn. Các công nghệ xử lý chất thải tại các làng nghề cần
đảm bảo:
- Công nghệđơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao.
- Vốn đầu tư, chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 a. Dự báo thải lượng chất thải rắn tại làng nghề
Có thể dự báo lượng chất thải rắn tại làng nghề đến năm 2020 và tổng lượng rác thải từ năm 2010 đến năm 2020 dựa trên tính toán sau:
( ) ( 2020 ) ( 2010 ) 1 n CTR CTR M = M × + i ( ) ( ) 2020 (2010 2020) (2010 2020) (2010) 2010 1 1 1 1 n RTSX RTSX RTSX t i M M M i − − = − + = = × − + ∑ MCTR(2020) : Lượng chất thải rắn dự tính đến năm 2020, tấn. M(RTSX2010-2020): Tổng lượng chất thải rắn sản xuất từ 2010-2020. i: Tốc độ phát triển các làng nghề giai đoạn 2010-2020 (8%). n: số năm dự báo (10 năm).
Bảng 4.6.1: Lượng chất thải rắn theo tính toán tại làng nghề Năm 2010, Nghìn tấn/năm Năm 2020, Nghìn tấn/năm ∑2010-2020 nghìn tấn 18 38,88 261 b. Xây dựng các bể chứa rác thải
Các hộ sản xuất, doanh nghiệp phải xây dựng các bể chứa rác thải bằng bê tông. Các bể chứa này được chia làm 03 ngăn để chứa riêng chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất và chất thải nguy hại.
c. Quy hoạch điểm trung chuyển chất thải rắn
Quy hoạch lại điểm trung chuyển chất thải rắn ở vị trí thích hợp. Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom, lưu giữ tập trung và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Quy trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn được thể hiện dưới hình sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Hình 4.6.1:Quy trình thu gom và phân loại chất thải rắn
4.6.6. Giải pháp đối với nước thải
Nhà nước đầu tư hỗ trợ thực hiện Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề và cụm công nghiệp sản xuất giấy Phú Lâm với quy mô 5000m3/ngày, đêm theo Quyết định số 58/2008/QĐ- TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thỉểu suy thoái môi trường cho một sốđối tượng thuộc khu vực công ích.
- Làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để
•Dự báo thải lượng nước thải tại khu vực làng nghề
Có thể ước tính khối lượng thải của các làng nghề nghiên cứu đến năm 2020 và tổng lượng nước thải từ năm 2010 đến năm 2020 dựa theo công thức:
( ) ( 2 0 2 0 ) ( 2 0 1 0 ) 1 n N T S X N T S X M = M × + i ( ) ( ) ( 2 0 1 0 2 0 2 0 ) ( 2 0 1 0 2 0 2 0 ) ( 2 0 1 0 ) 2 0 1 0 1 1 1 1 n n N T S X N T S X N T S X t i M M M i − − = − + = = × − + ∑ MNTSX(2020) : Khối lượng nước thải dự tính đến năm 2020, nghìn m3. MNTSX(2010-2020): Tổng lượng nước thải từ năm 2010 đến năm 2020. i: Tốc độ phát triển các làng nghề trung bình 2010-2020 (8%). n: Số năm dự báo (10 năm).
Bảng 4.6.2: Thải lượng nước thải theo tính toán tại làng nghề
Năm 2010, Năm 2020, ∑2010-2020 Cơ sở sản xuất Chất thải sinh hoạt Chất thải nguy hại Chất thải công nghiệp
C.Ty môi trường thu gom và xử lý
Chôn lấp, xử lý tại bãi rác thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Nghìn m3/năm Nghìn m3/năm nghìn m3
1.000 2.240 14.500
•Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở
Tại làng nghề Phú Lâm có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung thì tại mỗi cơ sở sản xuất cần có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ.
Nước thải các cơ sở sản xuất giấy thường chứa lượng chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ cao. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại mỗi cơ sở sản xuất của làng nghề là rất khó khăn do điều kiện về vốn, ý thức bảo vệ môi trường và mặt bằng nhà xưởng. Tuy nhiên, có thể áp dụng phương pháp xử lý sơ bộ để thu hồi lượng bột và tuần hoàn một phần nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực.
Hình 4.6.1: Hệ thống xử lý sơ bộ nước thải cơ sở sản xuất giấy
•Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
Hình 4.6.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải tập trung
Chất keo tụ
Nước thải từ
máy xeo Máy nén khí
Nước thải ra trạm XL tập trung Về máy xeo Nước thải từ các cơ sở sản xuất Bểđiều hòa Xử lý bậc 3: Xử lý triệt để và ổn định nước thải Xử lý bậc 1: Tách cặn sơ cấp Xử lý bậc 2: Xử lý các chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học Cặn sử dụng lại sản xuất Bùn thứ cấp sử dụng làm phân bón
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
Hình 4.6.3: Dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung
Mương thoát nước chung Chắn rác thô/lắng cát Bểđiều hòa kết hợp trạm bơm Giếng tách nước thải Nước thải từ các cơ sở sản xuất Xử lý sinh học Keo tụ/lắng Chắn rác tinh Phân thành 2 modul Q= 5000m3/ngày.modul Lắng thứ cấp Xử lý triệt để (bậc 3) Hồ sinh học Xử lý sinh học Keo tụ/lắng Chắn rác tinh Lắng thứ cấp Xử lý triệt để (bậc 3) Khử trùng Xả nước thải ra sông Cấp khí Cấp hóa chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Nước thải được xử lý theo 3 bậc:
-Bậc 1: Xử lý hóa lý theo nguyên tắc keo tụ, lắng để tách các chất rắn lơ
lửng(TSS) trong nước thải. Do đặc tính các phần tử rắn trong nước thải khó lắng nên quá trình keo tụ bằng phèn nhôm và trợ keo bằng polimer (hoặc trong tổ hợp phèn nhôm) là yêu cầu bắt buộc đối với nước thải giấy.
-Bậc 2: Là quá trình xử lý sinh học nước thải bằng phương pháp hiếu khí
để tách các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
-Bậc 3: Là quá trình sử lý hóa lý bằng phương pháp hấp phụđể thu hồi các chất hữu cơ bền sinh học (AOX và các chất hữu cơ khác), sau đó ổn định nước thải trong hồ sinh học.
Do nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý cùng, hỗn hợp nước thải sau các quá trình phải được khử trùng và tiếp tục ổn định trong hồ sinh học. Sau khi được tách tại giếng tách, nước thải theo đường cống tự chảy về bể lắng cát và song chắn rác thô, để tách cát và vật thể chó kích thước lớn. Nguyên tắc hoạt động của giếng tách nước thải là tách toàn bộ nước thải trên mương thoát nước chung trong khu vực đưa về trạm xử lý. Nước thải được cân bằng nồng độ
các chất ô nhiễm và ổn định lưu lượng tài bểđiều hòa.
Sau đó, nước thải được bơm về ngăn trộn và ngăn phản ứng để diễn ra quá trình trộn đều hóa chất và tạo bông cặn. Các bông bùn gồm hóa chất keo tụ và bột giấy được hình thành và lắng trong bể lắng sơ cấp. Nước thải đáp ứng yêu cầu TSS xuống dưới 200 mg/l đểđưa đi xử lý trong công trình sinh học
Hệ thống xử lý sinh học theo nguyên tắc vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng (bùn hoạt tính) với yêu cầu mật độ cao và nhu cầu oxy lớn được thực hiện trong bể thổi khí (aeroten). Sau quá trình này, hàm lượng các chất hữu cơ tính theo BOD hoặc COD trong nước thải giảm xuốn. Hỗn hợp nước thải và bùn được đưa sang bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính tuần hoàn đưa về phía đầu bể aeroten.
Đểđảm bảo cho chất lượng nước thải hoàn toàn tuân thủ các điều kiện xả ra nguồn nước mặt loại A theo QCVN 12:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT, đặc biệt đối với chỉ tiêu COD (72 mg/l), nước thải được xử lý tiếp tục (bậc 3) trong hệ lọc cát và lọc hấp thụ bằng than hoạt tính. Quá trình lọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 cát nhằm loại bỏ các chất rắn phân tán tinh khác để bể lọc hấp thụ than hoạt tính hoạt động hiệu quả và ổn định.
Nước thải sau đó qua hồ sinh học hoạt động nhờ hệ vi sinh vật và thực vật có sẵn trong điều kiện tự nhiên với oxy chủ yếu được khuếch tán từ không khí qua mặt hồ. Trong hồ sinh học tiếp tục diễn ra quá trình hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ, hấp phụ các chất dinh dưỡng N, P và diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt, nước thải sau hồ sinh học được khử trùng với hàm lượng clo hoạt tính là 3 mg/l. Nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ
xả ra sông Ngũ Huyện Khê.
Các loại cặn từ song chắn rác tinh, bùn sơ cấp (thu từ bể lắng sơ cấp) và bùn dư (từ bể lắng thứ cấp) được kiềm hóa và xử lý sơ bộ bằng hóa chất keo tụ
và polime trước khi đưa đi ép khô bằng máy ép băng tải. Bùn khô có độẩm 75 – 80% lưu giữ và vận chuyển về khu vực xử lý chất thải rắn đô thị do công ty môi trường đô thị Bắc Ninh quản lý.
Nước ép bùn được bơm quay về bểđiều hòa để xử lý lại theo tuần tự nêu trên.
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế xây dựng theo modul, trong đó các khâu tiền xử lý và bể điều hòa được thiết kế chung cho 2 modil. Các khâu xử lý bậc 1 (keo tụ/lắng), xử lý bậc 2 (xử lý sinh học hiếu khí) và xử lý bậc 3 (lọc cát và hấp phụ than hoạt tính) được chia thành modul. Hồ sinh học được xây dựng chung cho 2 modul.
4.6.7. Đối với khí thải lò hơi
Hiện tại, các cơ sở sản xuất dùng nguồn nguyên liệu đốt là than và củi. Do
đó, khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo tro bụi, CO2, CO, SO2,... do thành phần nguyên tố có trong than, củi kết hợp với oxy không khí trong quá trình cháy tạo nên.
Bụi trong khói thải lò hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau, từ vài micromet tới vài trăm micromet. Chúng có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh vềđường hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 thời các khí góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính nếu không được xử lý triệt để
trước khi phát thải.
Khí SO2 sinh ra trong quá trình đốt nguyên liệu, là loại khí không màu, không mùi, hăng cay và dễ dàng chuyển hóa thành SO3 do kết hợp với oxy trong không khí. Khí SOx là những khí thuộc loại độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, động thực vật mà con có tác động lên các vật liệu xây dựng, các công trình diến trúc do chúng có tính kích thích, ở nồng độ nhất định sẽ tác hại đến mắt, đường khí quản, trong môi trường không khí và phản ứng với nước mưa tạo thành axit sulfuric hay các muối sulfate gây hiện tượng mưa axit.
Khí CO được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa carbon. CO rất nguy hiểm cho hô hấp của con người. Ở nồng độ từ thấp đến cao, CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong.
Do đó, công nghệ đưa ra phải giải quyết được việc giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm từ các khí thải độc hại trên. Vậy nên để đảm bảo yêu cầu khí thải thải ra môi trường nên chọn xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi là phù hợp.
Xử lý khí thải lò hơi bằng sữa vôi là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì hiệu suất xử lý rất cao, nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm.
Khí thải có chứa CO2, SO2, NO2 được quạt hút đưa vào tháp hấp thụ. Lượng chất hấp thụ (sữa vôi) được cấp vào tháp thông qua bơm ly tâm trục ngang cánh hở và phân phối đều theo tiết diện ngang của tháp nhờ cổ quay phun. Lớp vật liệu đệm, có vai trò làm tăng bề mặt tiếp xúc của khí thải và dung dịch hấp thụ, làm tăng hiệu quả hấp thụ của dung dịch đối với các khí (CO2, SO2, SO3, NOx...). Ca(OH)2 tác dụng theo phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 + H2O Ca(OH)2 + SO2 = CaSO3 + H2O
2Ca(OH)2 + 2NO2= Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + H2O
Dung dịch sữa vôi sau tháp hấp thụ cũng được thu về bể chứa riêng, cặn sẽ lắng xuống đáy, dung dịch sau lắng cặn được đưa sang ngăn bơm, tuần hoàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 lại tháp hấp thụ. Dung dịch sữa vôi được định kỳ bổ sung. Cặn thu được sử dụng vào mục đích khác hoặc đem chôn lấp.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là công nghệđơn giản, chi phí ban
đầu không lớn, có thể chế tạo bằng vật liệu thông thường, không cần đến vật liệu chống axit và không chiếm nhiều diện tích xây dựng.
Hình 4.6.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi
4.6.8. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
- Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới tiên tiến nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, tiêu thụđiện năng, tăng năng suất chất lượng sản phẩm và giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
- Áp dụng giải pháp sản xuất tuần hoàn thu hồi bột giấy, nước thải nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nước thải trước khi đổ ra môi trường xung quanh phải được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng, lọc thu hồi hầu hết các xơ sợi có trong nguồn nước thải để tránh thất thoát nguồn bột và khắc phục nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường.
- Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu các nguồn thải,