Tình hìn hô nhiễm chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 68)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.6. Tình hìn hô nhiễm chất thải rắn

a) Chất thải rắn sinh hoạt

Với khoảng 16.443 nhân khẩu đang sinh sống trong xã, trung bình mỗi người phát sinh 0.5 kg rác thải mỗi ngày thì lượng rác phát sinh là:

0,5kg/ngày x 16.443 = 8.221 kg/ngày = 8,2 tấn/ngày

Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy

được chiếm 80%-85%, chất thải vô cơ chiếm 10% -15% và phần chất thải có thể

tái chế. (Nguồn:bacninh.gov.vn)

Lượng chất thải rắn sinh hoạt này phần lớn được thu gom và đổ ra hai bên bờ sông Ngũ Huyện Khê, đến định kỳ sẽ được cơ sở thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý, một phần được người dân vứt ra bờ ruộng hay lề đường mà không có sự quản lý của các cơ quan nhà nước.

b) Chất thải rắn sản xuất

Đây là làng nghề có truyền thống sản xuất lâu đời, với tổng số hộ dân là 4.313 hộ, hiện nay có khoảng 120 hộ tham gia sản xuất tập trung 4.000 lao động. Hàng năm, làng nghề này cung cấp hàng trăm ngàn tấn sản phẩm giấy các loại cho thị trường. Đồng thời với sự phát triển sản xuất là vấn đề chất thải phát sinh. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất giấy chủ yếu là các loại đinh ghim, băng dính, cát sạn và giấy lề loại băng keo,... trung bình cứ sản xuất 1 tấn giấy thì thải ra 0,5% lượng chất thải rắn. Lượng xỉ than đốt nồi hơi bằng 25% lượng than tiêu thụ.

Với tổng lượng sản phẩm giấy của làng nghề là 60.600 tấn sản phẩm/năm và lượng than sử dụng cho nồi hơi là 30.300.000 tấn/năm. Như vậy tổng lượng rác thải phát sinh sẽđược tính toán như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Bảng 4.3.14: Định lượng rác thải sản xuất (tấn/năm)

STT Loại rác thải Định lượng Tấn rác thải/ năm

1 Đinh ghim, băng dính,... 0,5%/1 tấn sản phẩm 3.030 2 Xỉ than 25%/1 tấn than 7.575.000

Tổng 7.578.030

(Nguồn: Báo cáo kinh tế, kỹ thuật của công ty cổ phần giấy Hưng Lợi)

Lượng rác thải này hiện nay vẫn chưa được thu gom, xử lý tập trung. Phần lớn rác thải được đổ dọc theo 2 bên bờ sông Ngũ Huyện Khê, người dân trong làng tự xử lý lượng rác thải này bằng phương pháp đốt cháy tự nhiên gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất, nước và không khí.

Hình 4.3.19: Bãi rác làng nghề giấy Phú Lâm dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê

Đội thu gom rác của các làng nghề không có khả năng thu gom được lượng lớn rác thải sản xuất mà chỉ tập trung thu gom được lượng rác thải sinh hoạt của người dân. Thêm vào đó, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi trường ở Phú Lâm còn chưa phù hợp. Tất cả các mặt hạn chế đó không chỉ tác

động tới sự phát triển kinh tế chung mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường, sức khoẻ của nhân dân và mỹ quan xã Phú Lâm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 68)