Tình hìn hô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 58)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4. Tình hìn hô nhiễm không khí

Theo điều tra, khảo sát tại làng nghề, các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các cơ sở sản xuất chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất. Hiện nay, làng nghề tái chế giấy có sử dụng nhiên liệu than gây ô nhiễm môi trường không khí, hầu như không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài gây tác động đến môi trường xung quanh.

Ô nhiễm không khí diễn ra cục bộở làng nghề do công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ

công với các chỉ số vượt giới hạn cho phép là bụi, SO2, NO2. Hầu hết các cơ sở

sản xuất trong làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý khói thải nồi hơi, lò đốt. Mặt khác, lưu lượng xe ra vào để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ở làng nghề là rất lớn, trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa kịp đáp ứng gây nên ùn tắc giao thông làm gia tăng nồng độ các chất độc hại thải vào môi trường không khí. Do

đó, khí thải làng nghề thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, SO2, NO2, CO. Theo định mức nguyên, nhiên liệu sử dụng trong bảng 4.4 tổng lượng than sử dụng là 30.000 tấn/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 4.3.8: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề

Đơn vị: tấn/năm

Hệ số phát thải Đơn vị Nồng độ Bụi 0,0091 tấn/năm 273

SO2 0,01 tấn/năm 300

NO2 0,008 tấn/năm 240

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại làng nghề

theo tài liệu của Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Bắc Ninh, Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường – Công ty TNHH môi trường Xanh Việt đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu tại 10 vị trí môi trường không khí; trong đó 5 vị trí môi trường xung quanh và 5 vị trí khu vực sản xuất tại làng nghề.

Các vị trí quan trắc môi trường xung quanh được xác định là các khu vực dân cư như trường học, chợ, các khu vực dễ bị ảnh hưởng do khí thải sản xuất phát tán.

Đối với môi trường lao động sản xuất, các vị trí lấy mẫu là các khu vực sản xuất gây phát thải có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động.

Các thông số đo đạc và phân tích môi trường không khí bao gồm: vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, SO2, NO2, CO.

Quy chuẩn so sánh môi trường không khí xung quanh: QCVN 05:2013/BTNMT, 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường khu vực sản xuất TC 3733- 2002/QĐ - BYT.

Bảng 4.3.9: Bảng vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề tái chế giấy

TT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

A Không khí ngoài khu vực sản xuất

1 KK1 Khu vực gần Trạm Y tế xã Phú Lâm 48Q 06 07 698 UTM 23 40 549

2 KK2 Khu vực nhà văn hóa thôn Đông Tảo 48Q 06 07 341 UTM 23 41 398

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 3 KK3 Khu vực gần đê giữa thôn Đông Tảo và

thôn Đông Phù

48Q 06 07 285 UTM 23 41 162

4 KK4 Khu vực Trạm xử lý nước thải thôn Đào Xá 48Q 06 07 524 UTM 23 41 760

5 KK5 Khu vực gần cánh đồng thôn Đông Tảo 48Q 06 07 395 UTM 23 41 248

B Không khí trong khu vực sản xuất

6 KK6 Khu vực nhà ông Nguyễn Văn Nhã, thôn

Đông Tảo (Sản xuất giấy kraft)

48Q 06 07 258 UTM 23 41 442

7 KK7 Khu vực nhà ông Nguyễn Tiến Minh, thôn

Đông Tảo (Sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn)

48Q 06 07 848 UTM 23 40 649

8 KK8 Khu vực nhà chị Đào thị Mai, thôn Đông Phù (Sản xuất giấy vàng mã)

48Q 06 07 467 UTM 23 41 389

9 KK9 Khu vực nhà ông Trần Văn Thành, thôn

Đông Phù (Sản xuất giấy kraft)

48Q 06 07 575 UTM 23 41 124

10 KK10 Khu vực nhà chị Lê Thị Thủy, thôn Đông phù (Sản xuất giấy viết, giấy trắng)

48Q 06 07 462 UTM 23 41 659

(Nguồn: Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường - Công ty TNHH môi trường Xanh Việt năm 2014)

a) Môi trường không khí xung quanh

Bảng 4.3.10: Kết quả chất lượng môi trường không khí ngoài khu vực sản xuất tại vị trí KK1, KK2, KK3, KK4, KK5 TT Thông số Đơn vị QCVN 05:2009/BTNMT Kết quả KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 1 Nhiệt độ 0C - 30 31 32 30 31 2 Độẩm % - 71 82 78 81 74 3 Tốc độ gió m/s - 0,8-1,3 0,7-1,1 0,6-1,2 0,5-0,9 0,4-1,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 4 Tiếng ồn dBA 70 (QCVN 26:2010/BTNMT) 75 65 67 62 72 5 Bụi µg/m3 300 322 271 348 256 241 6 SO2 µg/m3 350 364 210 306 292 310 7 NO2 µg/m3 200 115 138 132 114 184 8 CO µg/m3 30.000 3674 3012 2876 2536 3196

(Nguồn: Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường – Công ty TNHH môi trường Xanh Việt năm 2014)

Kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí tại làng nghề Phú Lâm bị

ô nhiễm do bụi, khí thải và ô nhiễm tiếng ồn:

- Ô nhiễm bụi tại 02/5 vị trí lấy mẫu, vượt QCCP từ 1,07 đến 1,2 lần. Trong

đó, tại vị trí KK3 - Khu vực gần đê giữa thôn Đông Tảo và thôn Đông Phù nồng

độ bụi cao nhất vượt QCCP 1,2 lần.

Hình 4.3.12: Hàm lượng bụi trong môi trường không khí xung quanh

- Ô nhiễm SO2 tại 01/5 vị trí lấy mẫu (Vị trí KK1 - Khu vực gần trạm y tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Hình 4.3.13: Nồng độ SO2 trong môi trường không khí xung quanh

- Nồng độ NO2 tại các vị trí quan trắc khá cao, một số vị trí xấp xỉ giới hạn quy chuẩn;

- Nồng độ CO tại các vị trí lấy mẫu thấp hơn giới hạn quy chuẩn.

- Ô nhiễm do tiếng ồn tại 02/5 vị trí quan trắc, vượt QCCP từ 2 - 5 dBA. Trong đó, tại vị trí KK1 - Khu vực gần trạm y tế xã Phú Lâm vượt QCCP cao nhất là 5 dBA.

Hình 4.3.14: Mức ồn trong môi trường không khí xung quanh b) Môi trường không khí trong khu vực sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 4.3.11. Kết quả chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất tại vị trí KK6, KK7, KK8, KK9, KK10 TT Thông số Đơn vị TC 3733/2002/ QĐ-BYT Kết quả KK6 KK7 KK8 KK9 KK10 1 Nhiệt độ 0C 37 36,7 35,5 34,1 35,7 35,8 2 Độẩm % 80 71 78 77 77 68 3 Tốc độ gió m/s 1,5 - - - - - 4 Tiếng ồn dBA 85 75-91 82-90 81-89 72-88 80-92 5 Bụi µg/m3 4 5,86 3,91 3,61 4,76 5,16 6 SO2 µg/m3 5 6,14 2,81 5,42 3,50 6,27 7 NO2 µg/m3 5 1,86 5,60 3,41 2,85 5,89 8 CO µg/m3 20 8,4 5,85 6,67 10,25 7,1

(Nguồn: Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường – Công ty TNHH môi trường Xanh Việt năm 2014)

Ghi chú: (-) Không xác định;

Kết quả phân tích cho thấy:

- Ô nhiễm do bụi tại 03/5 vị trí lấy mẫu, vượt QCVN từ 1,19 đến 1,5 lần. Trong đó, tại vị trí KK6 - Khu vực nhà ông Nguyễn Văn Nhã thôn Đông Tảo có nồng độ bụi vượt TCCP cao nhất 1,5 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 - Ô nhiễm SO2 tại 03/5 vị trí lấy mẫu, vượt QCVN từ 1,08 đến 1,23 lần. Trong đó, tại vị trí KK10 - Khu vực nhà chị Lê Thị Thủy thôn Đông Phù có nồng

độ SO2 vượt QCVN cao nhất 1,23 lần.

Hình 4.3.16: Hàm lượng SO2 có trong mẫu không khí sản xuất

- Ô nhiễm NO2 tại 02/5 vị trí lấy mẫu, vượt QCVN từ 1,1 đến 1,2 lần. Trong đó, tại vị trí KK10 - Khu vực nhà chị Lê Thị Thủy thôn Đông Phù có nồng

độ SO2 vượt QCVN cao nhất 1,2 lần.

Hình 4.3.17: Hàm lượng NO2 có trong không khí khu vực sản xuất

- Nồng độ CO tại các vị trí lấy mẫu thấp hơn giới hạn cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 - Ô nhiễm tiếng ồn tại 05/5vị trí quan trắc, vượt QCVN từ 3 đến 7dBA.. Trong đó, tại vị trí KK10 - Khu vực nhà chị Lê Thị Thủy thôn Đông Phù tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cao nhất 7dBA.

Hình 4.3.18: Tiếng ồn khu vực sản xuất làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 58)