Những việc đã làm được

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 72)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.1. Những việc đã làm được

a) Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay làng nghề Phú Lâm đã thành lập được đội vệ sinh môi trường, triển khai đến từng thôn. Mỗi thôn có từ 1-2 cán bộ chuyên đi thu gom rác từ các hộ gia đình đổ ra nơi quy định của xã. Cả xã có khoảng 6-7 người chuyên làm công tác vệ sinh môi trường. Hệ thống xe chở rác do xã trang bị đến từng thôn, chủ yếu là xe sử dụng cho nông nghiệp được tái sử dụng, cả xã ước tính có khoảng 4-6 xe chở rác.

b)Về thể chế, chính sách và tài chính cho công tác bảo vệ môi trường Nguồn kinh phí sử dụng trong công tác vệ sinh môi trường được thu từ

các hộ gia đình và các công ty được thành lập trong xã. Số tiền được trả cho người lao động vệ sinh môi trường. Ngoài ra còn được dùng để mua sắm các dụng cụ vệ sinh, xe chở rác. Tuy nhiên do chưa có cơ chế chính sách về thu phí vệ sinh môi trường chung cho cả huyện và nguồn ngân sách hỗ trợ của chính quyền các cấp nên dời sống của cán bộ thu gom rác gặp nhiều khó khăn.

c)Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Mặc dù công tác vệ sinh môi trường được thực hiện nhưng nhìn chung các công ty trong làng nghề chưa có ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Các công ty sản xuất chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nước thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

được đổ trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung của làng nghề sau đó chảy ra sông Ngũ Huyện Khê. Do vậy nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm tương đối lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 72)