II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.12. Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý
Sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên, cụ thể: quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, các địa phương đã có sự lồng ghép với hoạt động bảo vệ môi trường; nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường ngày càng tăng; hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường từng bước được triển khai; hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các tiêu chí trong bình xét thi đua khen thưởng; các điểm ô nhiễm môi trường trọng điểm đã được ưu tiên đầu tư xử lý; cơ chế
tiếp nhận các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tếđược cởi mở.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản, địa chất, thuỷ văn, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường, nước hợp vệ sinh. Quản lý và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên nước, triển khai xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất. Chương trình nước sạch nông thôn được quan tâm đầu tư, năm 2011, tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh chiếm 93,4%, tỷ lệ dân cư thành thịđược cấp nước sạch 92%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Cải tạo, di dời và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quy
định về bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, lưu vực sông Ngũ
Huyện Khê, sông Cầu, hình thành khu vực xử lý chất thải rắn, dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn được triển khai tích cực, hoàn thành xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn...
Hàng năm rà soát quy hoạch sử dụng đất, số hoá bản đồ đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trong công nghiệp, suất đầu tư tính theo quy mô vốn bình quân trên diện tích thuê đất của các doanh nghiệp tăng lên; thực hiện kiên trì và đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chấm dứt đốt gạch thủ
công đúng thời hạn Nhà nước quy định.
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân và chủ các doanh nghiệp
được nâng lên, pháp luật môi trường ngày càng đi vào cuộc sống của mỗi người dân và từng doanh nghiệp.
Tính chấp hành pháp luật môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụđã có những chuyển biến, đặc biệt là trong các khu công nghiệp tập trung.
Từ trước những năm Luật bảo vệ môi trường chưa ra đời, các làng nghề
của Việt Nam phát triển một cách ồ ạt và không có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề môi trường. Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời và làng nghề cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát của luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam năm 2005. Cụ thể những hoạt động môi trường của làng nghềđược Sở tài nguyên và môi trường thống kê năm 2013 như sau:
- 16/19 cơ sở tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)
- 100% các cơ sởđều có hệ thống ống khói và hệ thống thu bụi than trong quá trình đốt than nồi hơi. (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)
- 100% các cơ sở đều không có hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN cho phép trong quá trình sản xuất. (Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra của sở Tài nguyên và môi trường, năm 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20