IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Môi trường nước mặt
Tại làng nghề tiến hành lấy 05 mẫu nước mặt là khu vực tiếp nhận nước thải hoặc khu vực bịảnh hưởng bởi nước thải sản xuất. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: pH, DO, TSS, COD, BOD5, NH3, Clorua, NO2. Quy chuẩn so sánh QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Vị trí lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu được thể hiện dưới bảng 4.8 sau:
Bảng 4.3.4: Bảng vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề tái chế giấy
TT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ
1 NM1 Nước sông Ngũ Huyện Khê cách điểm xả
nước thải của CCN Phú Lâm 50m
48Q: 06 07 345 UTM: 23 41 122
2 NM2 Nước tại ao làng Đông Tảo 48Q: 06 07 655 UTM: 23 41 056 3 NM3 Nước tại ao gần chùa thôn Đông Phù 48Q: 06 07 345
UTM: 23 41 148 4 NM4 Nước tại mương gần cánh đồng thôn Đông
Tảo
48Q: 06 07 858 UTM: 23 41 342 5 NM5 Nước tại ao gần nhà văn hoá thôn Đông
Phù
48Q: 06 07 369 UTM: 23 41 258
(Nguồn: Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường – Công ty TNHH môi trường Xanh Việt năm 2014)
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt
Bảng 4.3.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại vị trí NM1, NM2, NM3, NM4, NM5 TT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/ BTNMT(B1) Kết quả NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 1 pH - 5,5 - 9 7,6 7,8 7,4 7,5 7,5 2 DO mg/l ≥ 4 1,1 2,8 3,8 3,4 2,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 3 TSS mg/l 50 198 114 97 102 108 4 COD mg/l 30 417 42 151 246 249 5 BOD5(200C) mg/l 15 198,6 25,5 79,5 154 162 6 Amoniac mg/l 0,5 1,02 1,04 0,78 1,07 1,15 7 Nitrit mg/l 0,04 0,01 0,002 0,004 0,008 0,006 8 Sunfua mg/l 0,1 0,13 0,042 0,07 0, 09 0,043 9 Mn mg/l 0,04 0,016 0,007 0,038 0,1 0,021
(Nguồn: Trung tâm khoa học và kỹ thuật môi trường – Công ty TNHH môi trường Xanh Việt năm 2014)
Từ kết quả phân tích cho thấy:
- Hàm lượng TSS: 5/5 mẫu có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,9 đến 3,96 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước sông Ngũ
Huyện Khê cách điểm xả thải của CCN Phú Lâm vượt cao nhất 3,96 lần.
Hình 4.3.6: Hàm lượng Chất rắn lơ lửng trong nước mặt
- Hàm lượng COD: 5/5 số mẫu khảo sát ô nhiễm COD; vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,4 đến 13,9 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước sông Ngũ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Hình 4.3.7: Hàm lượng COD (mg/l) có trong nước mặt
- Hàm lượng BOD5: 5/5 số mẫu khảo sát hàm lượng BOD5 vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,7 đến 13,2 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước sông Ngũ
Huyện Khê cách điểm xả thải của CCN Phú Lâm vượt cao nhất 13,2 lần.
Hình 4.3.8: Hàm lượng BOD5 (mg/l) có trong nước thải
- Hàm lượng Amoni: 5/5 số mẫu khảo sát có hàm lượng amoni vượt QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,56 đến 2,3 lần; Trong đó mẫu NM5 - Nước tại ao gần nhà văn hóa thôn Đông Phù vượt QCCP cao nhất là 2,3 lần.
- Hàm lượng nitrit trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 - Hàm lượng Sunfua: 1/5 số mẫu khảo sát có hàm lượng Sunfua vượt 1,3 lần QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó, mẫu NM1 - Nước sông Ngũ Huyện Khê cách điểm xả thải của CCN Phú Lâm vượt QCCP.
- Nồng độ DO: 5/5 mẫu có hàm lượng oxy hòa tan không đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Hàm lượng Mn: 1/5 số mẫu khảo sát Mn vượt QCVN 08:2008/BTNMT 2,5 lần; Trong đó mẫu NM4 - Nước tại mương gần cánh đồng thôn Đông Tảo vượt QCCP.