IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. Đánh giá sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực làng nghề
Để thực hiện được mục tiêu của Chương trình quốc gia về an toàn lao
động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 là “Cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia”, cần triển khai
đồng bộ các giải pháp thực hiện nội dung hoạt động và giám sát chương trình bao gồm:
- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng bằng các hình thức đa dạng, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động như: tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động; khuyến khích người dân và người lao động tiến hành khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên 6 tháng/lần; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác thực hiện khám sức khỏe định kỳ trong lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 - Các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc như: triển khai các mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến, hỗ trợ nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, các cơ sởđể tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ bề bảo hộ lao động, an toàn-vệ sinh lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Hình thành mạng lưới y tế cơ sở tại các doanh nghiệp và trường học:
Đối với các doanh nghiệp: Đến năm 2015, 100% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên sẽ thành lập trạm y tế. Thành lập tổ y tế
100% các doanh nghiệp có từ 200 đến 500 công nhân.
Đối với trường học: Đến năm 2015, 100% các trường phổ thông có từ 1-2 nhân viên y tế; 100% các trường Cao đẳng, trung cấp có trạm Y tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã liệt kê được các điều kiện tự nhiên, cũng như kinh tế và xã hội của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm. Sự phát tán, phân hủy hay biến đổi chất ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tự nhiên của khu vực này. Làng giấy Phú Lâm là một trong những làng nghề tái chế giấy đã có truyền thống từ lâu đời thuộc xã Phú Lâm - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh với tổng sản lượng của xã lên tới 60.600 tấn giấy/năm. Từ các đặc điểm về kinh tế và xã hội của khu vực cho thấy sự duy trì, phát triển của làng nghề là cần thiết đối với người dân nơi đây.
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế thì sản xuất của làng nghề đã phát sinh một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động cũng như người dân trong khu vực. Hiện trạng môi trường làng nghề giấy Phú Lâm được thể hiện dưới đây:
+ Đối với mẫu nước thải sản xuất: Đề tài tiến hành lấy 06 mẫu. Theo kết quả phân tích TSS vượt QCCP từ 30,7 đến 40,2 lần; COD vượt QCCP từ 10
đến 21,9 lần; BOD5 vượt QCCP từ 15,9 đến 29,8 lần; Sufuavượt QCCP từ
4,4 đến 14,2 lần; Amoni vượt QCCP từ 1,2 đến 1,7 lần. Nitơ tổng số vượt QCCP từ 1,1 đến 1,7 lần; Phốtpho tổng vượt QCCP từ 1,1 đến 1,4 lần; Mn, Clorua có các giá trị nằm trong giới hạn cho phép.
+ Đối với môi trường nước mặt: Đề tài tiến hành lấy 05 mẫu. Theo kết quả
phân tích các mẫu nước mặt thì toàn bộ các mẫu nước đều bị ô nhiễm. Cụ thể
như sau: DO có nồng độ thấp hơp QCCP từ 1,05 đến 3,64 lần. TSS vượt QCCP từ 1,9 đến 3,96 lần. COD vượt QCCP từ 1,4 đến 13,9 lần. BOD5 vượt QCCP từ
1,7 đến 13,2 lần. Amoni vượt QCCP từ 1,56 đến 2,3 lần. Ngoài ra các mẫu nước có hiện tượng bị ô nhiễm Sunfua và Mn.
+ Đối với môi trường nước ngầm: Đề tài tiến hành lấy 05 mẫu. Theo kết quả
phân tích mẫu nước ngầm thì có 02 mẫu nước có hiện tượng bị ô nhiễm Mn, Fe và Amoni.
+ Đối với mẫu không khí: Đề tài tiến hành lấy 05 mẫu không khí ngoài khu vực sản xuất và 05 mẫu khí trong khu vực sản xuất. Đối với 05 mẫu không khí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 ngoài khu vực sản xuất có 02 mẫu có nồng độ bụi có giá trị vượt QCCP từ 1,07
đến 1,2 lần; 01 mẫu có giá trị SO2 vượt QCCP 1,04 lần; 02 mẫu có giá trịđộ ồn vượt QCCP từ 2 - 5 dBA; các giá trị khác nằm trong giới hạn cho phép. Đối với 05 mẫu khí trong khu vực sản xuất có 03 mẫu có giá trị nồng độ bụi vượt QCCP
từ 1,19 đến 1,5 lần; 03 mẫu có giá trị SO2 vượt QCCP từ 1,08 đến 1,23 lần; 02 mẫu có giá trị NO2 vượt QCCP từ 1,1 đến 1,2 lần; 05 mẫu có độ ồn vượt từ 3 đến 7dBA.
+ Đối với môi trường đất: Đề tài tiến hành lấy 05 mẫu đất và 05 mẫu trầm tích. Đối với 05 mẫu đất thì có 01 mẫu có hiện tượng bị ô nhiễm Cu và Zn. Đối với 05 mẫu trầm tích thì có 01 mẫu có hiện tượng bị ô nhiễm Zn.
+ Đối với chất thải rắn: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình một ngày khoảng 8,2 tấn. Lượng rác thải sản xuất phát sinh trung bình trong ngày khoảng 20 tấn.
Mặc dù đã có sự tập trung về quản lý Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, song mức độ ô nhiễm môi trường ở Phú Lâm vẫn tiếp tục gia tăng trở nên nghiêm trọng, cần sớm có giải pháp xử lý triệt để.
Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu điều tra, đánh giá chất lượng môi trường của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm tôi đã đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp và kiến nghị các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề. Cụ thể
như sau:
+ Các giải pháp về quản lý, quy hoạch không gian làng nghề. + Tăng cường hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức. + Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT.
+ Đề tài đã đưa ra được giải pháp xử lý chất thải rắn của khu vực làng nghề. + Đề tài cũng đã đưa ra được sơđồ hệ thống xử lý nước thải với công suất xử
lý 14.500 m3/năm phù hợp với làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
Để ngăn chặn kịp thời và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phú Lâm từng bước cải thiện sức khỏe người lao động và người dân, tôi xin phép đề xuất kiến nghị một số giải pháp như sau:
2.1. Về công tác Bảo vệ môi trường làng nghề
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về môi trường cho người dân trong làng nghề, khuyến khích các cơ sở thực hiện giảm thiểu tại nguồn.
- Tăng cường năng lực quản lý môi trường tại làng nghề và các cơ quan quản lý cấp trên.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề đồng thời gắn với trách nhiệm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” của các cơ sở phát thải ô nhiễm.
- Tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan tuyên truyền, các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền có biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.
- Các thôn làng phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và cụm công nghiệp làng nghề.
2.2. UBND hyện Tiên Du
- Trực tiếp tổ chức thực hiện làm chủ đầu tư khi Nhà nước có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng Đề án Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, cụm công nghiệp sản xuất giấy Phú Lâm.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Tiên Du trong quá trình Nhà nước thực hiện Đề án cũng như thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Phú Lâm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm túc các sai phạm về bảo vệ môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
2.4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì trong việc dà soát, đánh giá hiện trạng máy móc công nghệ sản xuất giấy ở Phú Lâm làm căn cứ chuyển đổi sang công nghệ mới.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy định máy móc, công nghệ sản xuất giấy tiên tiến được sử dụng lắp đặt tại làng nghề và cụm công nghiệp sản xuất giấy Phú Lâm.
2.5. Sở Công Thương
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định về quản lý Cụm công nghiệp (CCN) đã quy định.
- Phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ dà soát hiện trạng máy móc, công nghệ; phối hợp xây dựng tiêu chuẩn quy định loại máy móc công nghệ mới
được sử dụng lắp đặt tại làng nghề và CCN sản xuất giấy Phú Lâm.
2.6. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
- Triển khai thí điểm việc thu thuế của các cơ sở sản xuất tại làng nghề và Cụm công nghiệp sản xuất giấy Phú Lâm kết hợp với việc thu phí nước thải theo Nghịđịnh số 25/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
2.7. UBND xã Phú Lâm
- Phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Tiên Du, các phòng ban của UBND huyện và các Sở, ban ngành trong quá trình thực hiện Đề án và thực hiện Dự án xử lý nước thải ở Phú Lâm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở
sản xuất thực hiện tốt quy định về bảo vệ môi trường.
2.8. Các cơ sở sản xuất
- Tựđầu tư xây dựng h ệ thống xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất của mình
đạt quy chuẩn trước khi thải ra bên ngoài.
- Đóng góp kinh phí theo định mức phân bổ trên cơ sở khối lượng nước thải để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung khi Nhà nước đầu tư xây dựng Dự án.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ TN&MT (2008), Báo cáo môi trường quốc gia – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.
2. Luật Bảo vệ môi trường 2005.
3. Sở Công Thương Bắc Ninh (2010), Làng nghề Bắc Ninh hội nhập và phát triển, Bắc Ninh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010, Bắc Ninh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2011, Bắc Ninh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2012, Bắc Ninh.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2008), Báo cáo Đánh giá tác
động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Phú Lâm – tỉnh Bắc Ninh.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Đề án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm (2006 – 2010), Bắc Ninh.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất do phát triển làng nghề, khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2008), Hiện trạng môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh , Bắc Ninh.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT giữa ngành tài nguyên môi trường và lực lượng cảnh sát môi trường, Bắc Ninh.
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành điện lực, Bắc Ninh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 14. Tổng cục môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng sản xuất và môi trường
một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2007), Định hướng chiến lược bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2020 , Bắc Ninh.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 , Bắc Ninh.
17. Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một sốđối tượng thuộc khu vực công ích.
18. Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2013.
19. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
20. Cẩm nang quan trắc nước thải công nghiệp. 21. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2013.
22. Báo cáo kinh tế, kỹ thuật của công ty TNHH cổ phần giấy Hưng Lợi. 23. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa
học và kỹ thuật.
24. Ngô Đồng (2008), Ô nhiễm môi trường làng nghề, làng văn hoá sức khoẻ, Hà Nội.
25. http://bacninh.gov.vn