Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 70)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.2. Nguyên nhân tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan

- Ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, không đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải.

- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ

chức xã hộitrong công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc thẩm định các dự án đầu tư. Do vậy, các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 xây dựng cơ sở sản xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường.

- Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý, tổ

chức kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa gắn các tiêu chí bảo vệ môi trường đối với việc công nhận danh hiệu làng văn hoá hàng năm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chưa được sựủng hộ của các ngành, chức năng có liên quan nên chưa phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường.

- Việc hình thành nghề sản xuất giấy tái chế mang tính tự phát, sản xuất ngay trên đất thổ cư trong điều kiện đất đai chật hẹp đã phá vỡ cơ cấu sinh thái làng, xã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- CCN được quy hoạch để di chuyển các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong làng ra không thực hiện được, các cơ sở mới đầu tư vào CCN làm gia tăng ô nhiễm; bộ máy quản lý CCN là cán bộ kiêm nhiệm, không đủ năng lực

điều hành.

- Chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý nhà nước trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật. Các hộ gia đình tự cắm đất, xây dựng nhà xưởng trái phép ngay trên đất nông nghiệp nhưng không được xử lý nghiêm minh.

b. Nguyên nhân khách quan

- Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của làng nghề truyền thống chủ yếu là chất thải (bao gồm chất thải trong nước và phế liệu nhập khẩu).

- Công nghệ sản xuất của làng nghề lạc hậu chủ yếu được nhận thanh lý từ

các nhà máy, xí nghiệp trung ương, hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc với thế hệ

công nghệ thấp.

- Công nhân lao động trong các xưởng sản xuất chủ yếu là lao động nhàn rỗi của địa phương và các vùng lân cận, không được đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của dòng họ và gia đình, phần lớn các chủ doanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 nghiệp đều trưởng thành từ thực tiễn sản xuất thông qua hình thức truyền nghề

nên khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh không đáp ứng yêu cầu.

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

- Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành nên chưa phát huy tác dụng. Cán bộ quản lý môi trường cấp xã chưa hiểu biết về

lĩnh vực chuyên môn.

- Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý vận hành các công trình xử lý môi trường của CCN, làng nghề.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh (Trang 70)