IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (gọi tắt CCN Phú Lâm), xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có tọa độ địa lý 21o7’3” vĩđộ Bắc, 105o55’30” kinh độĐông.
+ Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp sông Ngũ Huyện Khê; + Phía Nam và Đông Nam giáp khu dân cư thôn Hạ Giang;
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp mương tiêu và đất canh tác thôn Tam Tảo;
Hình 4.1.1. Vị trí địa lý làng nghề Phú Lâm
b) Địa hình, địa chất
Địa hình
Phần lớn là khu ruộng canh tác và hoa màu có bề mặt chia cắt bởi hệ thống kênh mương tưới tiêu, các bờ thửa và các thùng trũng. Cốt cao độ tuyệt đối thay
đổi từ 2.3 đến 3.6 m.
Diện tích khu vực nghiên cứu làng nghề tái chế giấy Phú Lâm là 26,75ha (CCN Phú Lâm), thuộc xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hiện trạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 khu đất: hiện tại trong CNN đã có một số nhà máy đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng và đã đi vào sản xuất kinh doanh chiếm 11,7ha và có 6,3ha đất giao thông, cây xanh. Phần diện tích đất còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng, và đang
được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và được quy hoạch sản xuất công nghiệp. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2009)
Địa chất
Căn cứ vào đặc điểm về thành phần thạch học, tính thấm, tính chứa nước,
độ giàu nước và đặc điểm thuỷ động lực có thể phân chia địa chất thuỷ văn các
đơn vị chứa nước và cách nước như sau:
Tầng chứa nước vỉa - lỗ hổng trầm tích Holocen (Qh): Có thành phần là cát thô, cát, bột, sét. Bề dày thay đổi từ 10.4 m -18.2 m. Kết quả hút nước ở lỗ khoan LK8 cho thấy Q = 2.22 l/s; S= 1.12 m; T= 192 m2/ngày. Độ tổng khoáng M = 0.3 - 0.5 g/l, nước thuộc loại Bicacbonat - Clorua - Canxi.
Lớp cách nước trầm tích Holocen - Pleistocen (LCN1). Thành phần gồm cát pha sét, sét, sét pha loang lổ. Đây là tầng cách nước có chiều dầy từ 3-5m và là tầng bảo vệ tốt tránh ô nhiễm cho tầng chứa nước bên dưới.
Tầng chứa nước áp lực vỉa - lỗ hổng trầm tích Pleistocen. Đây là tầng chứa nước khá phong phú. Nước ngầm có chất lượng khá tốt, độ tổng khoáng hoá M = 0.059 - 0.28 g/l, thuộc loại hình Bicabonat Magiê - Canxi. (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2013).
c) Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm từ không khí ngoài môi trường phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như: Nhiệt độ, nắng, bức xạ, tốc độ
gió, hướng gió, mưa, bốc hơi, độ ẩm và chếđộ thủy văn của các nguồn tiếp nhận nước thải.
Cụm công nghiệp Phú Lâm, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hoá khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí là một trong những tác nhân vật lý ảnh hưởng
đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì vận tốc của phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và rút ngắn thời gian lưu của các chất ô nhiễm trong khí quyển. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt. Do vậy, nghiên cứu nhiệt độ không khí là cần thiết.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm của không khí: 23oC - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 6): 38,8oC - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 13,8oC.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến sự lan truyền của các chất ô nhiễm cũng như tốc độ phản ứng của các chất ô nhiễm với nhau.
- Độẩm tương đối trung bình hàng năm: 83% - Lớn nhất (tháng 3) : 88% - Nhỏ nhất (tháng 1) : 80%
Gió: Khi vận tốc gió lớn, khả năng lan truyền các chất ô nhiễm xa và có tác dụng pha loãng với không khí sạch. Khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải gây nên tình trạng ô nhiễm cao trong khu vực. Vì vậy khi thiết kế và tính toán các hệ thống xử lý khí thải cần xác định tốc độ gió nguy hiểm sao cho nồng độ cực đại tuyệt đối tại mặt đất thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
- Mùa đông hướng gió chủ đạo là gió Đông - Đông Bắc chiếm tần suất từ 25
đến 30% (từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau).
- Mùa hè hướng gió chủ đạo là gió Đông –Đông Nam, chiếm tần suất từ 45
đến 52% (từ tháng 5 đến tháng 7).
- Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm vào khoảng từ 32- 36 m/giây xảy ra vào chu kỳ lặp lại 20- 50 năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Mưa: Mưa có tác dụng tích cực là rửa sạch các chất ô nhiễm trong không khí nhưng lại làm tăng tải lượng ô nhiễm cho sông ngòi do quá trình rửa trôi các chất ô nhiễm hữu cơ trên mặt đất. Đôi khi, mưa còn gây ô nhiễm các tầng do các chất ô nhiễm thấm xuống.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1,661mm. - Lượng mưa cực đại trong 10 phút (năm): 35,2mm. - Lượng mưa cực đại trong 30 phút (năm): 56,8 mm. - Lượng mưa cực đại trong 60 phút (năm): 93,4 mm. (Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2013).
d) Đặc điểm thủy văn, sông ngòi
Hiện nay, chế độ thủy văn của Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa đồng bằng và khả năng tiêu thoát nước của các công trình thủy lợi. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du)
Cùng với việc mở rộng các KCN tập trung và các CCN làng nghề, diện tích ao hồ trên địa bàn tỉnh đã bị thu hẹp. Chất lượng nước ao hồ đang xuống cấp nghiêm trọng do chúng đang dần bị biến thành nơi chứa chất thải.Nước thải sản xuất và sinh hoạt tập trung chủ yếu đổ vào dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua
địa bàn xã. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du).
Hệ thống cấp nước: nguồn nước cấp được lấy từ giếng khoan, sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong vùng, theo tài liệu khảo sát địa chất thì địa
điểm này nằm trên vùng có lưu lượng và chất lượng nước ngầm tốt, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho sản xuất và các nhu cầu khác, nước cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ hệ thống các trạm bơm, các khu ao hồ và các hệ thống kênh mương thuỷ lợi chung của xã, huyện. (Nguồn:UBND xã Phú Lâm)
Hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước của xã Phú Lâm tương đối hoàn chỉnh, hệ thống tiêu nước trên địa bàn toàn xã được phân theo nhiều khu vực, hệ
thống tiêu thoát nước mưa, nước sinh hoạt của nhân dân được tiêu thoát tạm thời bằng hệ thống các ao, hồ. Trên địa bàn xã hiện nay ở các thôn đều có các ao hồ được nạo vét thường xuyên và được vỉa gạch xung quanh. Đó là điều kiện tốt đảm bảo cho việc tiêu thoát trong các khu vực dân cư. (Nguồn:UBND xã Phú Lâm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29