NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Làng nghề giấy Phú Lâm, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được lựa chọn là khu vực nghiên cứu điển hình.
Trong quá trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động như khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề, thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề
của chính quyền địa phương (Cấp tỉnh, huyện, xã) và cộng đồng dân cưđịa phương. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, Bắc Ninh. -Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề giấy Phú Lâm, Bắc Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và phát triển bền vững làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
3.4.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc
- Thu thập số liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, Ban quan lý các KCN Bắc Ninh, UBND xã.
- Thu thập các dữ liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015 do Trung tâm Quan trắc TN và MT Bắc Ninh thực hiện.
- Thu thập các dữ liệu về quy hoạch các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Các dữ liệu quan trắc môi trường do các đơn vị Trung ương và địa phương thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 - Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu hiện có về hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh, các chương trình trong và ngoài nước đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
3.4.2. Phương pháp điều tra thống kê
Mặc dù có khá nhiều tư liệu, các số liệu khác nhau về hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh nhưng các kết quả nghiên cứu trước đây thường theo các mục đích khác nhau, thiếu tính đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho xử lý tổng hợp. Hầu hết các nghiên cứu về làng nghề mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang (đánh giá hiện trạng môi trường) mà chưa có những nghiên cứu đánh giá cụ thể từ các hoạt động của làng nghề.
Đểđánh giá mức độ nhận thức của người dân trong làng nghề Phú Lâm về
các vấn đề môi trường cũng như sự tác động của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe của dân cư, tôi đã thực hiện phương pháp điều tra thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đến cộng đồng dân cư sống trong làng nghề.
Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp.
Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn 20 hộ dân gồm: + Các hộ sản xuất tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm: 15 hộ + Cộng đồng dân cư xung quanh: 20 hộ
3.4.3. Xử lý số liệu
Việc xử lý số liệu sau quá trình điều tra, lấy mẫu, phân tích mẫu được thực hiện trên 2 đối tượng trên cụ thể: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học, công cụ là phần mềm Excel 7.0.
Việc xác định khối lượng nguyên, nhiên liệu cho các loại hình sản xuất sẽ được tính toán dự trên định mức nguyên nhiên liệu/1 tấn sản phẩm. Việc xử lý số
liệu cũng được thực hiện trên phần mềm Excel 7.0.
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích thí nghiệm
Đểđánh giá hiện trạng môi trường khu vực làng nghề tái chế giấy Phú Lâm tác giả đã phối hợp cùng với cán bộ Trung tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và môi trường – Công ty TNHH Môi trường và Công nghệ Xanh Việt tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Thời gian lấy mẫu: tháng 4/2014 Số lượng mẫu: - Mẫu nước thải: 06 mẫu; - Mẫu nước ngầm: 05 mẫu; - Mẫu nước mặt: 05 mẫu
- Mẫu không khí trong khu vực sản xuất: 05 mẫu - Mẫu không khí ngoài khu vực sản xuất: 05 mẫu - Mẫu đất: 05 mẫu
- Mẫu đất trầm tích: 05 mẫu
Vị trí lấy mẫu: Được ghi trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Các vị
trí lấy mẫu được nghiên cứu cụ thể và đưa ra để có thể đánh giá toàn diện môi trường làng nghề.
Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin
định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System).
- Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
- Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, lôgic.
- Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến môi trường, đề
xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, QCVN hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Các phương pháp phân tích mẫu sử dụng để phân tích các chỉ tiêu nước mặt và nước thải như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Bảng 3.1: Các phương pháp thử mẫu nước
TT Thông số Phương pháp thử Thông số Phương pháp thử
1 pH TCVN 6492:2011 Mn SMEWW 3500-Mn B:2012 2 BOD5 SMEWW 5210B : 2012 Nitrit SMEWW 4500 NO2
-
B:2012 3 COD HACH 8000:1998 Độ cứng APHA 2340C-1995 4 TSS SMEWW 2540D : 2012 Fe TCVN 617-1996 5 Tổng N HACH 10071 : 1998 As Testkit
6 Tổng P TCVN 6202 : 2008 Hg SMEWW 3112B:2012 7 Clorua APHA 4500 Cl-B-1995 Cr (VI) SMEWW 3112B:2012 8 Sunfua TCVN 6637:2000 Cd Phương pháp Von – Ampe 9 Amoni HACH 8038 Pb Phương pháp Von – Ampe 10 Mangan APHA 3500-Mn B-1995 Cu Phương pháp Von – Ampe
Các phương pháp phân tích mẫu được sử dụng để phân tích mẫu không khí sản xuất và không khí ngoài khu vực sản xuất như sau:
Bảng 3.2: Các phương pháp thử mẫu không khí
TT Thông số Phương pháp thử Thông số Phương pháp thử
1 Nhiệt độ Máy đo Testo 410-2
Bụi TCVN 5067:1995
2 Độẩm CO Thường quy KT – BYT/1993
3 Tốc độ gió SO2 TCVN 5971:1995
4 Tiếng ồn Máy đo Testo 815 NO2 TCVN 6137:2009 Các phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích mẫu đất và mẫu trầm tích như sau: Bảng 3.3: Các phương pháp thử mẫu đất TT Thông số Phương pháp thử 1 pHH2O TCVN5979:1995 2 Cd TCNV 6647:2007 3 Pb
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
4 Cu
5 Zn ACIAR-AAS-019:2007
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong
đề tài gồm:
QCVN 40: 2011B/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp)
QCVN 08: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước mặt) QCVN 09: 2008/BTNMT (QCKTQG về chất lượng nước ngầm)
QCVN 05: 2013/BTNMT (QCKTQG về chất lượng không khí xung quanh). QCVN 26:2010/BTNMT ( QCKTQG về tiếng ồn).
QCVN 03:2008/BTNMT ( Giới hạn kim loại nặng trong đất).
TC 3733/2002/QĐ-BYT (Tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn lao động).
3.4.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án, cơ quan thực hiện sẽ thường xuyên phối hợp các chuyên gia trong các lĩnh vực:
- Chuyên gia công nghệ, quản lý môi trường.
- Các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý về môi trường, y tế.
- Các chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu về sản xuất, môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại các làng nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25