trong thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức, biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các biểu hiện chủ yếu như gia tăng giao lưu về thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ, nhân công; hình thành và phát triển thị trường khu vực và toàn cầu với các thể chế chung, đồng thời với gia tăng quy mô, vai trò các công ty xuyên quốc gia.
Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, hình thành mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Sự tùy thuộc lẫn nhau, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Trong giai đoạn tới, nhiều cam kết đa phương và song phương theo lộ trình gia nhập WTO có hiệu lực, tạo cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nắm bắt cơ hội này, tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra những thách thức không nhỏ. Đó là sự phụ thuộc chặt chẽ của nền kinh tế trong nước vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro kinh tế cao hơn. Các DN trong nước bị cạnh tranh gay gắt ngay trong thị trường nội địa. Đồng thời xu hướng các nước phát triển chuyển luồng vốn cùng công
84
nghệ đã hoặc sắp lỗi thời sang các nước đang phát triển có nguồn nhân công rẻ và thiếu vốn để đổi mới công nghệ nên cần sáng suốt trong tiếp nhận dự án đầu tư, kiên quyết không tiếp nhận công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Đây là những vấn đề cần đặc biệt chú ý đối với việc thu hút đầu tư của tỉnh, vừa phải nâng cao năng lực cạnh tranh, rộng mở thu hút đầu tư nhưng cũng cần tỉnh táo để tránh những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, rủi ro kinh tế.
Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri thức
Việc sử dụng phổ biến các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh. Đây là những động lực chủ yếu, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu thị trường toàn cầu, thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế trong từng nước. Đón nhận quá trình này một cách tự nhiên hoặc chủ động lựa chọn tùy thuộc vào năng lực nội sinh và chính sách của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Thông qua chuyển giao công nghệ, những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới được áp dụng góp phần làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của Việt Nam.
Kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi căn bản tư duy kinh tế, hoạt động kinh tế, quản lý điều hành kinh tế nói chung. Cả nước cũng như từng địa phương có cơ hội rất lớn rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước, cải thiện vị thế của mình, nhưng đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn và lệ thuộc nhiều hơn vào bên ngoài nếu không có chính sách phù hợp để tận dụng được cơ hội này. Định hướng thu hút đầu tư cho phát triển của Thái Nguyên cần gắn với tư duy phát triển kinh tế tri thức, để vừa tận dụng, vừa theo kịp những bước
85
chuyển của nền kinh tế đất nước theo yêu cầu thời đại, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thứ ba, vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc làm thay đổi thế cân bằng quyền lực kinh tế - chính trị trên thế giới.
Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác sâu rộng theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới. Trong bối cảnh phát triển hợp tác đa chiều trong thế giới đa cực, ổn định chính trị và ổn định kinh tế vĩ mô là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế, thúc đẩy đầu tư, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước ở Việt Nam.
Đây chính là cơ hội để Thái Nguyên tiếp cận với các nhà đầu tư khu vực và chứng tỏ tiềm năng phát triển các ngành kinh tế lợi thế nhằm thu hút vốn, đồng thời, đây cũng là thị trường quan trọng mà tỉnh cần tiếp tục chú trọng để xuất khẩu các sản phẩm của mình.
Như vậy, Thái Nguyên có cơ hội chuyển mình rất lớn khi bối cảnh quốc tế mang đến sự tiếp xúc đa dạng với các nhà đầu tư, các nền kinh tế khác. Việc tận dụng những xu hướng này để thu hút đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào bản lĩnh nắm bắt cơ hội, năng lực cạnh tranh với các địa phương khác thể hiện ở sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của tỉnh.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mô hình kinh tế tổng quát này tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực, sức sáng tạo của toàn dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
86 hội địa phương.
Thứ nhất, tái cấu trúc nền kinh tế đang là nhiệm vụ được đặt ra cấp thiết
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua không phải là lý do duy nhất, mà chỉ là một yếu tố thúc đẩy một cách cấp bách hơn yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế của quốc gia, của mỗi ngành và mỗi DN thích ứng tốt hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nắm bắt vấn đề này, Thái Nguyên cần tổ chức lại cơ cấu kinh tế trong tỉnh, các chiến lược và danh mục thu hút đầu tư cho phù hợp.
Thứ hai, môi trường kinh doanh trong cả nước đang được cải thiện theo hướng ngày càng thuận lợi hơn
Chính phủ đã và đang hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành kinh tế của cả nước, các vùng đến năm 2020 và xa hơn, trong đó có dự báo xu hướng phát triển, các mục tiêu, biện pháp. Đây là cơ sở quan trọng để Thái Nguyên hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm của tỉnh, là công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành kinh tế địa phương.
Nền kinh tế Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Việt Nam đã bước vào nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình, thoát khỏi nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Đảng và Nhà nước tiếp tục quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thông qua các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và các công cụ khác nhằm duy trì ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Cả nước đang nỗ lực thực hiện mục
87
tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, nước ta còn không ít những khó khăn thách thức: năng lực sản xuất còn thấp kém, nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, trình độ quản lý, điều hành chưa theo kịp đòi hỏi của thời kỳ mới, trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Những thuận lợi và khó khăn chung ấy sẽ tác động đồng thời đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020