Tăng khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và đảm

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 111)

đảm bảo sự ổn định trong sử dụng đất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Hàng năm, một số lượng lớn DN mới ra đời trên địa bàn tỉnh đã làm tăng nhu cầu đất cho mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất đai được xem như một loại hàng hoá đặc biệt vì diện tích đất tự nhiên là hữu hạn (nguồn cung hạn chế) nên nhu cầu sử dụng đất tăng lên tất yếu giá đất tăng và khả năng tiếp cận đất đai ngày càng giảm. Do đó, tiếp cận đất đai với giá cả minh bạch, thủ tục đơn giản là đòi hỏi bức thiết đối với các DN và nhà đầu tư hiện nay.

105

phát từ quy hoạch, kể cả quy hoạch phát triển các ngành nghề kinh doanh lẫn quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở các quy hoạch trên, tập trung điều chỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có chính sách ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh. Do đó, trước hết cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Đảm bảo quy hoạch có tầm nhìn xa hơn, đảm bảo sự ổn định, phù hợp xu thế phát triển. Đ ồng thời, việc điều chỉnh quy hoạch đất phải đảm bảo nhanh chóng, linh hoạt.

Để giải quyết những phức tạp nảy sinh và tồn tại trong lĩnh vực đất đai, phải hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan. Như trong xây dựng văn bản pháp quy liên quan đến đất đai, cần nghiên cứu ban hành những cơ chế chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư sao cho rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thực tế tỉnh Thái Nguyên. Trong khâu soạn thảo nhất thiết có sự tham gia ý kiến, phản biện của các thành phần kinh tế, xã hội và người dân. Quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng cần phải thay đổi theo hướng thực hiện trước việc hỗ trợ cho người sẽ bị thu hồi đất (nhất là đào tạo chuyển đổi nghề) ngay khi quy hoạch sử dụng đất có hiệu lực chứ không đợi đến khi có dự án đầu tư vào mới làm tất cả các thủ tục thu hồi đất như hiện nay. Nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ lấy từ ngân sách nhà nước (Quỹ phát triển đất của tỉnh) và các nguồn khác. Bên cạnh đó, rà soát lại quỹ đất, lập và hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến cấp xã và công khai các quy hoạch, quỹ đất còn chưa sử dụng nhằm minh bạch hoá việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, đảm bảo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất nhằm giúp cho các DN bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất. Nhằm tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí do phát sinh khi giải

106

phóng mặt bằng thực hiện dự án, cần triển khai thực hiện ngay việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch và thông báo công khai rộng rãi đến các đối tượng có liên quan được biết các Quy hoạch liên quan đến đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Kiên quyết thực hiện thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích. Định kỳ tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư, sử dụng quỹ đất nhà nước giao trên địa bàn để kịp thời xử lý những dự án không hoặc chậm triển khai. Trong hoạt động quản lý đầu tư, các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư trực tiếp đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN. Đối với những DN đã đi vào sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý cần có những biện pháp quản lý và động viên kịp thời, sẵn sàng tháo gỡ những khó khăn của DN về đầu vào, thị trường tiêu thụ, thuế để DN hoạt động có hiệu quả. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các cơ quan quản lý liên quan chủ động cùng các đơn vị tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, thủ tục nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đối với các dự án chưa triển khai, nhưng xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai dự án trong một thời gian nhất định, đồng thời giải quyết vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án. Đối với các dự án chưa triển khai hoặc không có khả năng hoạt động cần kiên quyết thu hồi giấy phép dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác.

Để DN và nhà đầu tư có thể tiếp cận đất đai một cách bình đẳng, tính chuyên nghiệp trong đấu giá quyền sử dụng đất trong giao đất, thuê đất cần được nâng cao. Cùng với đó là đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử trong đấu thầu, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng. Xây dựng chính sách khuyến khích mạnh mẽ các DN sử dụng đất tại các

107

vùng còn nhiều đất chưa sử dụng, đất trống, đồi núi trọc.

Cần đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Ưu tiên thu hút các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các KCN, CCN hiện có. Có cơ chế cụ thể hợp lý cho đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN, CCN, đặc biệt là các CCN, để đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư có chất lượng, nâng cao tỷ lệ lấp đầy diện tích đã quy hoạch. Tập trung hoàn thiện và phát triển hệ thống giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào các KCN, CCN. Thực hiện cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở trong KCN dành cho người lao động và chuyên gia. Đồng thời phát triển các dịch vụ xã hội phục vụ các chuyên gia, công nhân lành nghề để hướng tới thực hiện mô hình “đô thị công nghiệp” trong phát triển các KCN, CCN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Quan tâm đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường và lựa chọn khi tiếp nhận các dự án mới. Với yêu cầu phát triển bền vững, cần nghiên cứu chuyển dần mô hình KCN truyền thống sang mô hình KCN thân thiện với môi trường, tiến tới hình thành KCN sinh thái. Các KCN Thái Nguyên phải lấy mục tiêu môi trường là định hướng phát triển, gồm không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; giảm đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng các giải pháp tối ưu hoá dòng vật chất và năng lượng trong từng nhà máy công nghiệp và trong KCN.

Giảm thời gian tiếp cận đất đai thông qua việc đẩy nhanh hoạt động cấp GCN QSDĐ cho DN và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cấp GCN QSDĐ và quyền sở hữu tài sản cho DN được xem là giải pháp hỗ trợ rất quan trọng nhằm tạo vốn cho người dân, DN tham gia đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Bởi tài sản đất đai và các công trình bất động sản khi được hợp pháp hóa (được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu) sẽ chuyển thành vốn cho đầu tư sản xuất kinh

108

doanh, chẳng hạn thông qua việc thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng [53].

Sở Xây dựng Thái Nguyên chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành và phát triển thị trường bất động sản chính thức, đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động thị trường bất động sản đảm bảo thị trường lành mạnh, chống đầu cơ tăng giá. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cần tham mưu xây dựng khung giá đất phù hợp hơn với thực tế theo phương pháp khoa học hiện đại dựa trên nguyên tắc thị trường, làm cơ sở xác định chính xác giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng và thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các DN và nhà đầu tư.

Để thực hiện hệ thống giải pháp này nhất thiết phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bởi phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền với đất đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Khả năng có thể huy động vốn từ nhiều nguồn sau: (1) Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua việc tăng cường và đổi mới hoạt động của "Quỹ đầu tư phát triển địa phương" và phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (2) Quỹ phát triển đất của tỉnh cần được tạo lập và củng cố nguồn lực; (3) Khu vực tư nhân thông qua nhiều hình thức khác nhau, để không chỉ huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng mà còn xem như công cụ tăng cường hiệu quả đầu tư [65]; (4) Nguồn ngân sách và hỗ trợ từ trung ương, bộ, ngành cho các công trình trọng điểm, để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải cần thực hiện nghiêm quy định về tiến độ và thời gian hoàn thành; (5) Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều kiện để thu hút được nguồn vốn này là phải tạo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, các lĩnh vực cho phép đầu tư phải rõ ràng đa dạng và chính sách nhất quán, lâu dài, đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư; (6) Vốn đầu tư của DN, nguyên tắc khi huy động và khuyến khích

109

vốn DN là phải có chính sách đảm bảo lợi nhuận cho DN như miễn giảm thuế, cho phép thu phí hợp lý, có hỗ trợ khi thua lỗ khi có các biến động lớn của thị trường, do thay đổi chính sách của nhà nước.

Tiếp theo, cần hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai của tỉnh Thái Nguyên dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đủ số lượng và trình độ, nhất là trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có quá trình đô thị hoá và CNH diễn ra mạnh mẽ khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Vì vậy, việc quy hoạch và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh cần hạn chế sử dụng các khu vực đất trồng lúa, hoa màu, đặc biệt là những nơi màu mỡ, có khả năng cho năng suất cao.

Sau đó, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và công nhân lành nghề, đồng bộ, kể cả trong khâu thiết kế, quản lý giám sát dự án, thi công và quản lý về kết cấu hạ tầng.

Cuối cùng, tỉnh cần áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến. Khuyến khích sử dụng và hỗ trợ áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác khảo sát, thiết kế, tổ chức quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm ô nhiễm môi trường, áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển thông minh vào điều hành quản lý.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 111)