Thiết chế pháp lý

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 38)

Chỉ số Thiết chế pháp lý được xây dựng nhằm đánh giá thiết chế pháp lý ở địa phương. Nó bao gồm các chỉ tiêu đo lường lòng tin của DN đối với hệ thống toà án, tư pháp của tỉnh; mức độ hiệu quả của thiết chế pháp lý này trong giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại của DN với các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền ở địa phương.

Đối với một tỉnh, để nâng cao chỉ số NLCT thì không chỉ một chỉ số thành phần nào mà cần đảm bảo đồng bộ các chỉ tiêu cấu thành các chỉ số thành phần ấy. Do bản thân các chỉ tiêu mang tính động và mở nên các chỉ số thành phần cũng động và mở theo thời gian.

Việc xác định rõ ràng nội dung chỉ số NLCT cấp tỉnh có ý nghĩa quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chỉ số NLCT các tỉnh ở Việt Nam. Một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ thực hiện các chỉ tiêu này đến đâu, trong đó

32

điểm số tuyệt đối (100 điểm) phản ánh năng lực cạnh tranh cao nhất. Đó là địa phương đạt được tất cả các chỉ số ở mức như sau:

(1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;

(2) DN dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định;

(3) Môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, DN dễ dàng và thuận lợi tiếp cận các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh;

(4) Chi phí không chính thức thấp ở mức tối thiểu;

(5) Thời gian DN bỏ ra để thực hiện các các thủ tục hành chính và thanh tra, kiểm tra của nhà nước thấp nhất;

(6)Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong trong giải quyết các vấn đề của DN;

(7) Các dịch vụ hỗ trợ DN phát triển và có chất lượng; (8) Chính sách đào tạo lao động của tỉnh tốt;

(9) Hệ thống toà án và cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính của tỉnh giúp DN giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)