Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 79)

Kết quả khảo sát môi trường đầu tư, cũng như xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên năm 2012 đều cho thấy đạt ở mức Khá (thuộc nhóm có

73

chỉ số NLCT khá, nhưng ở các tỉnh xếp cuối của nhóm này). Trong giai đoạn 2006 - 2012, đã có nhiều lĩnh vực thuộc môi trường kinh doanh được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của DN và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, tức là, các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chưa đánh giá cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế của tỉnh. Phần lớn các chỉ số cấu thành PCI ở mức trung bình (gần trung vị), thậm chí có nhiều chỉ tiêu tiệm cận với nhóm có PCI thấp.

Qua việc xem xét, so sánh các chỉ số thành phần, các chỉ tiêu cụ thể cấu thành các chỉ số ấy cho thấy điểm số và thứ hạng của tỉnh Thái Nguyên trong từng chỉ số (tiêu chí) có sự thay đổi qua các năm, có tăng có giảm với nhiều mức độ khác nhau. Nếu loại trừ tính chủ quan của các đối tượng được khảo sát trong nhìn nhận hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và của đội ngũ công chức cấp tỉnh thì điều đó cho thấy mức độ hiệu quả của những nỗ lực đổi mới, hoàn thiện hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh còn hạn chế.

Về cơ bản, kết quả đánh giá môi trường đầu tư theo kết quả PCI của VCCI đã thể hiện được những khía cạnh cơ bản về năng lực thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời tác động tới đổi mới quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, biểu hiện trên một thành tựu cụ thể như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp gia nhập thị trường dễ dàng hơn

Nổi bật nhất là cùng với việc triển khai thực hiện Đề án 30 (Đề án Đơn giản hoá Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, phê duyệt theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007, nhằm hỗ trơ ̣ viê ̣c thực hiê ̣n thành công kế hoa ̣ch kinh tế xã hội 5 năm (giai đoa ̣n 2006-2010), tuân thủ các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và xây dựng một nền hành chính dân chủ , chuyên nghiê ̣p , hiê ̣u quả và có hiê ̣u suất cao , góp phần phòng

74

chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hoá loại bớt các thủ tục hành chính rườm rà , không cần thiết , cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp ), các thủ tục hành chính ở một số nội dung, công việc đã được đơn giản hóa, công khai hơn và được giải quyết nhanh hơn, giảm phiền hà, bớt nhũng nhiễu. Đóng góp vào kết quả ấy có phần quan trọng của việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở các cấp, các ngành và cơ chế “một cửa liên thông” trên một số lĩnh vực như đăng kí kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư được quy trình hóa, đã tạo điều kiện cho tổ chức, DN và công dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Trước hết, Thái Nguyên đã có sự thay đổi nhất định trong tư duy nhìn nhận vai trò của DN nói chung và của các DNTN nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, Từ đó, tỉnh từng bước xây dựng quan hệ giữa cơ quan công quyền với DN, người dân theo hướng phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho DN, người dân tiến hành các hoạt động kinh tế. Tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức kinh tế và công dân, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các Tiêu chuẩn quản lý mới nhất trong các cơ quan hành chính của tỉnh như ISO 9001-2008,… Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành nghiêm túc thực hiện việc đánh giá tác động đối với các quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh theo đúng quy định. Trong 7 tháng đầu năm năm 2012, Văn phòng UBND tỉnh đã thực hiện đánh giá tác động đối với 47 thủ tục hành chính tại 04 dự thảo văn bản, đảm bảo chỉ duy trì và ban hành những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất. Từ đầu năm 2012, UBND tỉnh Thái Nguyên

75

đã công bố mới 74 thủ tục hành chính, sửa đổi bổ sung 56 thủ tục hành chính, hủy bỏ 20 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực văn hóa, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường... trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các Tiêu chuẩn quản lý mới nhất trong các cơ quan hành chính của tỉnh như ISO 9001 - 2008… Các cơ quan, đơn vị đều thành lập Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”, phòng làm việc được trang bị các phương tiện cần thiết và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đón tiếp tổ chức, công dân đến giải quyết các thủ tục hành chính; niêm yết công khai quy trình, thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết; phân công cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”; mở sổ theo dõi, lập phiếu giao nhận hồ sơ và trả kết quả; việc giải quyết thủ tục hành chính tránh tồn đọng, thời gian giải quyết phần lớn đúng hẹn, một số lĩnh vực được rút ngắn thời gian so với quy định; Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “Một cửa liên thông” trong cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký con dấu tại Sở Kế hoạch và đầu tư.

Thứ hai, các doanh nghiệp đã được cung cấp thông tin đầy đủ hơn và được giảm một cách đáng kể chi phí không chính thức

Tỉnh đã có sự chuyển biến trong việc thực thi các quyền hành thuộc lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất của DN theo hướng hạn chế nhiều nhất can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, trong đó có việc cân nhắc khi tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với DN khi thực sự cần thiết.

Tỉnh cũng chấn chỉnh các khâu trong quản lý nhà nước từ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng văn bản pháp quy; tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách của nhà nước; theo dõi giám sát kiểm tra việc thực hiện và trên cơ sở đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chẳng hạn như việc

76

xây dựng và thực hiện Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 số 02/ĐA - TU được Tỉnh uỷ Thái Nguyên phê duyệt ngày 26 tháng 7 năm 2006; Kế hoạch thực hiện Đề án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 tại Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 07/02/2007; Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2011 -2015” theo Quyết định số 238/ĐA-UBND ngày 28/1/2011; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 18/4/2012 về cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thái Nguyên của Tỉnh ủy; Chương trình hành động cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định số 819/QÐ-UBND ngày 18/4/2012…

Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư

Kết cấu hạ tầng của tỉnh đã có sự cải thiện qua các năm, thể hiện ở vị trí xếp hạng và điểm số các chỉ tiêu thay đổi ở nhiều điểm tích cực. Năm 2010 ghi nhận cải thiện đáng kể về điểm số và xếp hạng về kết cấu hạ tầng với 61.45 điểm, xếp vị trí 28/63.

Chất lượng hạ tầng của các KCN trong tỉnh được các DN đánh giá ngày càng cao (năm 2011, 42.25% DN cho rằng chất lượng các KCN của tỉnh là tốt, tăng gần 20% so với 2010. Chất lượng đường bộ được nâng cao, năm 2011 tỉnh đã có 76% đường bộ được rải nhựa, tỉ lệ các DN đánh giá chất lượng đường bộ của tỉnh là tốt ngày càng tăng. Dịch vụ năng lượng (điện) ngày càng được cung cấp ổn định hơn, giá điện trung bình của tỉnh năm 2011 là 963.90 đồng/KWh, thấp hơn mức trung vị là 991.1đồng/KWh; các DN nắm được lịch cung cấp điện ổn định hơn, thể hiện ở thời gian cắt điện được thông báo trước tăng dần, thể hiện trách nhiệm đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đang được nâng cao.

77

Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng đã tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn, qua đó đã có tác động tích cực đến việc lựa chọn địa bàn đầu tư của các DN trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)