Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 28)

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh nhằm mục tiêu xác định cơ sở cho những định hướng, biện pháp nâng cao chỉ số NLCT của một tỉnh. Có nhiều cách phân loại nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp tỉnh như theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và cấp độ ảnh hưởng. Dưới đây luận văn đề cập nội dung các nhân tố theo cách phân loại theo đối tượng ảnh hưởng, bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

1.1.3.1. Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm:

Một là, năng lực của bộ máy quản lí nhà nước ở địa phương

Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính, thể hiện ở khả năng huy động tổng hợp các yếu tố: (1) Hệ thống tổ chức các cơ quan; (2) Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ); (3) Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đã đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt động phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố này.

22

năng của bộ máy để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, gắn với tính khả thi, hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ chức, công dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi toàn xã hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức).

Hiệu quả hoạt động biểu hiện là những kết quả đạt được của bộ máy trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở các nội dung: phục vụ; công khai; phối hợp trong hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh thổ; hiệu lực, hiệu quả; hiện đại, khoa học; phân định rõ chức năng.

Giải quyết tốt các yếu tố cấu thành, hoàn thiện các điều kiện, môi trường để các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương lại phụ thuộc vào thể chế hành chính được thực hiện tại địa phuong đó, mà thể chế này lại phục thuộc vào hai nhóm vấn đề liên quan là cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước (nền hành chính nhà nước) và cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động mà các cơ quan nhà nước - hành chính nhà nước tác động ra bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội.

Về cải cách những vấn đề gắn với nội bộ cơ quan nhà nước, gồm hệ thống tổ chức gắn với việc thực thi hệ thống thể chế, thủ tục hành chính cơ quan chịu trách nhiệm quản lý. Bộ máy tổ chức cơ quan có hợp lý, gọn

23

nhẹ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo thì các bộ phận mới có thể giải quyết, thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, phối hợp nhịp nhàng. Ngược lại, cơ quan có tổ chức cồng kềnh, thiếu khoa học thì hoạt động chắc chắn không thể hiệu quả.

Về cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động mà các cơ quan nhà nước tác động ra bên ngoài, chủ yếu là hệ thống thể chế, thủ tục hành chính điều chỉnh lĩnh vực mà cơ quan quản lý và việc thực thi, giải quyết các thủ tục, nhiệm vụ đó. Hệ thống thể chế, thủ tục thiếu tính khoa học, không đồng bộ, rắc rối, rườm rà và được ban hành và thực hiện với quy trình thiếu chặt chẽ thì vừa kém hiệu lực quản lý, vừa gây phiền hà, thiệt hại cho những đối tượng liên quan, làm họ nản lòng khi tiếp cận.

Hai nhóm vấn đề này, công việc này về nguyên tắc cơ bản, gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những công việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài lòng của công dân, của nhà đầu tư, nhà quản trị DN.

Hai là, chất lượng đội ngũ công chức cấp tỉnh

Đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ là một yếu tố quan trọng cấu thành năng lực điều hành của chính quyền địa phương. Tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, công dân không chỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có hệ thống nhân lực đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng. Nếu những người tham mưu, giúp nhà nước ấy thụ động, vô cảm, duy ý chí, không tư duy theo nguyên tắc sáng

24

tạo, đổi mới, cải cách sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa công dân, nhà đầu tư với chính quyền, ảnh hưởng đến “mức độ hài lòng” của các nhà đầu tư và DN - những người tạo ra của cải cho xã hội.

1.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài là tập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh không có khả năng hoặc rất ít khả năng tác động thay đổi được. Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT bao gồm:

Một là, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế quốc tế

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế “mở” và càng mở hơn trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước, có sự tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương nào khai thác tối đa lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội và các thế mạnh của kinh tế thị trường, địa phương đó sẽ thu hút được đầu tư nhiều hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn và nền kinh tế sẽ tiến nhanh hơn. Mặt khác, nền kinh tế thị trường cũng không tránh khỏi có những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bản thân mỗi công chức nhà nước cũng như chính quyền cấp tỉnh không nằm ngoài những tác động hai mặt của cơ chế thị trường, khi nó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tham nhũng, vô cảm và nhiều tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hai là, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, trước hết là sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông

25

có thể cho phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý) với chi phí ít hơn, mở ra những kênh tương tác mới giữa chính quyền và công dân, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho bộ máy chính quyền gần gũi hơn với người dân và DN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, DN, nhất là giảm rủi ro cũng như tăng cơ hội kinh doanh cho DN, nhà đầu tư và chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư và DN hơn. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần khai thác ý nghĩa quan trọng của nhân tố này.

Ba là, điều kiện tự nhiên của địa phương

Các tỉnh khác nhau có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng và văn hoá, tập quán khác nhau. Có những tỉnh với ưu thế lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp... ngược lại, có những tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán,…

Những vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh sẵn có (điều mà địa phương nào cũng có), tăng cường liên kết, hợp tác với những địa phương khác thì vẫn có thể tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bốn là, chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết cấu hạ tầng được coi là một trong những hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam. Kết cấu hạ tầng yếu kém cản trở việc tiếp cận thị trường, giao thương buôn bán, hạn chế cạnh tranh và tăng chi phí giao dịch cho tất cả các doanh nghiệp. Báo cáo PCI từ năm 2008 đã

26

phân tích chỉ số Kết cấu hạ tầng (gồm các chỉ tiêu: KCN, CCN vừa và nhỏ, đo lường chất lượng các KCN địa phương; Đường bộ và giao thông, đánh giá chi phí vận chuyển trực tiếp và gián tiếp phát sinh từ mạng lưới giao thông; Dịch vụ công, gồm viễn thông và điện lực; Kết cấu hạ tầng khác, như sân bay, bến cảng…), nhằm nâng cao nhận thức của các tỉnh về vai trò của kết cấu hạ tầng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thu hút đầu tư.

Chỉ số kết cấu hạ tầng không phải là thước đo đánh giá chất lượng điều hành kinh tế địa phương, vì nhiều chỉ tiêu cấu thành nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền tỉnh. Phần lớn hệ thống kết cấu hạ tầng hiện hành đã được xây dựng và phát triển từ rất lâu, nên chính quyền tỉnh được kế thừa từ những thế hệ trước. Hơn nữa, doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa thường có chi phí vận chuyển cao, là điều khó khắc phục được do điều kiện tự nhiên. Mặt khác, nhiều chính sách phát triển kết cấu hạ tầng do trung ương quyết định, các tỉnh có thể tự huy động vốn phát triển kết cấu hạ tầng (sử dụng nguồn thu ngân sách còn lại sau khi khấu trừ; huy động ngân sách chuyển giao từ trung ương chưa duyệt cho mục chi tiêu cụ thể nào; sử dụng ngân sách chi tiêu cho dự án, thường chiếm khoảng 80% ngân sách được Trung ương cấp; hoặc sử dụng hình thức huy động vốn nếu tìm được nhà đầu tư), nhưng đa số các tỉnh kém phát triển không thể lựa chọn các cách trên, mà phải phụ thuộc vào ngân sách trung ương chuyển giao. Và cuối cùng, mạng lưới kết cấu hạ tầng liên tỉnh cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp mà không thể phân tích rõ ràng từ dữ liệu điều tra cấp tỉnh, xem chính quyền tỉnh nào được ghi nhận tốt hơn vì chất lượng kết cấu hạ tầng, do nhu cầu sử dụng kết cấu hạ tầng của mỗi doanh nghiệp không giống nhau, và do phân bố về kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia ở mỗi địa phương là không đồng đều.

27

nghiệp đưa ra quyết định đầu tư. Đồng thời, dù chính quyền địa phương khó có thể chi phối mạnh mẽ việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhưng có thể chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng và điều hành kinh tế trên các khía cạnh như sau: (1) các tỉnh năng động quan tâm phát triển đến khu vực kinh tế tư nhân thường đầu tư nguồn lực để cung cấp kết cấu hạ tầng tốt hơn và hoàn thiện môi trường pháp luật; (2) điều hành tốt có thể đem lại kết cấu hạ tầng tốt hơn, do có nguồn lực nhiều hơn đầu tư cho kết cấu hạ tầng từ nguồn ngân sách địa phương và trung ương phân bổ; (3) các tỉnh kém phát triển phụ thuộc vào ngân sách trung ương về kết cấu hạ tầng, ít có khả năng phát triển thể chế điều hành độc lập.

Các nhân tố trên đều có những tác động nhất định đến chỉ số NLCT cấp tỉnh và xếp hạng NLCT của một tỉnh. Để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh và cải thiện xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng, từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả, hợp lý và kịp thời.

Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số NLCT một tỉnh thì ngoài việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh cấp tỉnh, cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm các tỉnh đại diện cho cả ba miền, tỉnh có sự thăng tiến mạnh trong xếp hạng PCI những năm qua, tỉnh có điều kiện tương đồng, có xếp hạng cao, để có thêm bài học thực tiễn, bổ sung và làm phong phú hơn cho nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 28)