Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút đầu tư là rất cần thiết nhằm đạt được sự phát triển bền vững cho kinh tế địa phương, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân; đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Việc nâng cao NLCT cấp tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh (mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh), thúc đẩy chính quyền tỉnh đổi mới quản lý, tạo dựng lòng tin và làm hài lòng nhà đầu tư và DN. Nâng cao NLCT cấp tỉnh có vai trò rất to lớn:
1.1.2.1. Thu hút các dự án đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp tỉnh là thu hút được các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó, cần tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn (trong khuôn khổ chính sách, luật pháp thống nhất). Việc này đặt ra yêu cầu phải đổi mới quản lý (đồng hành cùng các nhà đầu tư) và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động đầu tư (như hạ tầng, nhân lực,...). Vì thế, nâng cao NLCT thực chất là nâng cao mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư ở các tỉnh với mục tiêu thúc đẩy sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế.
20
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một tỉnh có môi trường đầu tư và kinh doanh tốt thì sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn, ngược lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đòi hỏi phải không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư và kinh doanh được xem là điều kiện quyết định đến năng lực cạnh tranh của một địa phương.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng cao, tức là môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện, sẽ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh trong việc tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khi đã thu hút nhiều các dự án đầu tư có chất lượng và sản xuất kinh doanh phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tăng nhanh giá trị tăng thêm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho địa phương.
1.1.2.2. Tăng cường mối quan hệ giữa các tỉnh và phát huy thế mạnh của từng địa phương
Phát triển kinh tế vùng bao gồm các hoạt động xây dựng lợi thế cạnh tranh của vùng và của các doanh nghiệp trong vùng nhằm tạo thu nhập và việc làm. Đó là các hoạt động được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp và các đối tượng khác nhằm xoá bỏ những cản trở và giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và tạo ra lợi thế hơn hẳn cho từng địa phương và các doanh nghiệp thuộc vùng đó.
Thực chất mục tiêu này chính là khai thác và phát huy lợi thế so sánh của mỗi tỉnh trong vùng. Nâng cao NLCT một tỉnh không tách rời mục tiêu phát triển chung của vùng và của cả nước. Bởi thực tiễn cho thấy, có những tỉnh chủ yếu cung cấp nguồn lực cho các tỉnh khác, nhưng xét trên tổng thể quốc gia hay vùng thì lại thu được nhiều lợi ích. Mặt khác, các tỉnh cũng không thể đua nhau cùng xây dựng những công trình hạ tầng
21
lớn (như bến cảng, sân bay,...) tại địa phương mình bởi chi phí đầu tư cao, nếu xét trên phạm vi cả nước rất lãng phí hoặc phân tán nguồn lực, lúc đó mỗi tỉnh dường như trở thành một nền kinh tế độc lập tương đối, dẫn đến suy giảm NLCT của nền kinh tế quốc gia.
Do đó, để thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh trong vùng phải trên dựa trên cơ sở hợp tác nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấy, nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ giữa các vùng, các ngành, các địa phương trong phạm vi cả nước.