1.3.1.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có khả năng thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tốt nhất trong những năm gần đây, và trở thành một thực tiễn “quá tốt” khi nói đến chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh. Vĩnh Phúc luôn nằm trong nhóm tỉnh có thứ hạng cao trong xếp hạng PCI các năm, trừ năm 2012. Tỉnh xếp hạng 5/42 năm 2005, hạng 8/64 năm 2006, hạng 6/63 năm 2009, hạng 15/63 năm 2010, hạng 17/63 năm 2011, 43/63 năm 2012. Nhờ nâng cao NLCT, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo
33
dựng được môi trường đầu tư với tổng thể những yếu tố thuận lợi, ưu thế hơn để có thể cạnh tranh với các địa phương khác ở trong cả nước. Những kinh nghiệm chính có thể chia sẻ và nhân rộng là:
Thứ nhất, tạo môi trường đầu tư thuận lợi từ việc đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp. Vĩnh Phúc có môi trường đầu tư tốt nhất so với các tỉnh lân cận (yếu tố này gần như chỉ mới có các tỉnh phía Nam làm được). Các cấp lãnh đạo cao nhất của tỉnh quán triệt tinh thần: coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của mình, phải kịp thời nắm bắt và tháo gỡ cùng doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế, đầu tư được đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và lòng nhiệt tình với công việc. Các vấn đề liên quan đến việc đơn giản hoá, minh bạch hoá các thủ tục, qui định hành chính; mở rộng cơ chế “một cửa” đã trở thành đặc trưng của văn hoá quản lý mới trên địa bàn tỉnh…
Thứ hai, Vĩnh Phúc đã dành những ưu đãi cao cho doanh nghiệp trong khuôn khổ thẩm quyền của địa phương được phân cấp, chủ trương tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng các ưu đãi hiện hành mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp, cũng như các ưu đãi trong thẩm quyền quyết định của chính quyền địa phương trong các lĩnh vực: đất đai; đào tạo lao động; ưu đãi sau đầu tư; các loại phí và thời hạn giải quyết các thủ tục quản lý nhà nước; sử dụng kết cấu hạ tầng; khuyến khích tự do hoá kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Thứ ba, Vĩnh Phúc nhất quán phát triển công nghiệp theo quy hoạch Khu công nghiệp và tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao năng lực, trách nhiệm bộ máy quản lý khu công nghiệp.
34
Thứ tư, Vĩnh Phúc coi trọng và đa dạng hoá hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Những bài học kinh nghiệm kể trên là những biện pháp mà Vĩnh Phúc đã áp dụng thành công trong quá trình trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Vấn đề học hỏi, tham khảo và nhân rộng những kinh nghiệm này của các địa phương có năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư ở mức trung bình như Thái Nguyên cần xuất phát từ thực tiễn địa phương mình, và đặc biệt chú trọng đến cách làm riêng - “bản sắc” của địa phương để có được hiệu quả tốt nhất.
1.3.1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vị trí trung tâm của vùng vì có vị trí địa lý kinh tế rất quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế. Địa phương này cũng là một điểm sáng với chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh rất cao, luôn ở nhóm dẫn đầu cả nước (xếp hạng PCI của Đà Nẵng năm 2005 là 2/42, năm 2006 là 2/64, năm 2009 là 1/63, năm 2010 1/63, năm 2011 là 5/63, năm 2012 là 12/63)và nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. “Bí quyết” của Đà Nẵng có thể kể ra như sau:
Thứ nhất, Đà Nẵng chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh để phát huy yếu tố lợi thế truyền thống. Kết cấu hạ tầng tốt là điều kiện cần để một nhà đầu tư có thiện cảm và tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của mình. Những địa phương có hạn chế về kết cấu hạ tầng thường gặp khó khăn khi xúc tiến đầu tư.
Thứ hai, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố “mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.
35
theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng kí kinh doanh, đăng ký mã số DN. Đến năm 2010, Đà Nẵng có trên 11800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28.5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2.62 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1.29 tỷ USD, chiếm 49.2% tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm 58.5% dự án được cấp phép.
Thứ ba, Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh: hỗ trợ thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, KCN và CCN, công nghệ và các dịch vụ liên quan.
Thứ tư, Đà Nẵng nỗ lực cung cấp thông tin pháp lý, thực hiện chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin như website, báo, đài.
Thứ năm, Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách về đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Chú trọng đào tạo lao động cho DN, đồng thời đẩy mạnh đào tạo lực lượng cán bộ, công chức cho khu vực công.
Có thể thấy rằng, năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư cao của Đà Nẵng đến từ sự tiên phong trong cách nghĩ, cách làm thực tế của tỉnh để cải thiện môi trường kinh doanh với sự minh bạch, công khai trong công tác quản lý, điều hành kinh tế; cải cách hành chính triệt để; thu hút nhân tài và kết cấu hạ tầng tốt nhất có thể. Đây chính là những “bí quyết” mà những địa phương khác trong cả nước có thể học tập, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.3.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và liền kề với thủ đô Hà Nội. Với vị trí ấy,
36
Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bắc Ninh là địa phương càng ngày càng khẳng định mạnh mẽ khả năng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, thu hút đầu tư của mình qua các năm (xếp hạng PCI của tỉnh năm 2006 là 22/64, năm 2009 là 10/63, năm 2010 là 6/63, năm 2011 là 2/63, năm 2012 là 10/63). Kinh nghiệm của Bắc Ninh gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, tỉnh đã thành lập Tổ Công tác thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh và đơn giản hoá thủ tục đầu tư cho DN, tập trung vào các vấn đề: (1) Đơn giản hoá quy trình thủ tục; (2) Tăng cường phối hợp và nâng cao chất lượng quản lý và cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Thể chế hoặc các quy trình được sửa đổi; (4) Thống nhất chuẩn mực về nội dung, hình thức các loại giấy tờ hồ sơ trong bộ thủ tục.
Thứ hai, Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh để tạo thuận lợi cho các DN trong nước và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp xúc trao đổi về dự án đầu tư: Hoàn thiện thể chế và có hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án; Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn FDI; Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư; Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong và ngoài nước dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện truyền thông khác nhau như đài, báo, sách hướng dẫn, internet...; Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án.
Thứ ba, tỉnh cải tiến hoạt động đăng kí kinh doanh để tăng cường công khai minh bạch trong đăng ký thành lập DN, đảm bảo cơ sở vật chất và bố trí độc lập cho Văn phòng “một cửa liên thông”; xây dựng hồ sơ mềm hướng dẫn thành lập DN (dạng đĩa CD) để phổ biến rộng rãi tới
37
người dân và đưa lên cổng giao tiếp điện tử của tỉnh; hoàn thành Sổ tay hướng dẫn thành lập DN.
Thứ tư, tỉnh triển khai chương trình phát triển DN gồm các hoạt động điều tra, khảo sát để xác định đúng lợi ích và rào cản trong thành lập DN, nhằm đưa chủ trương, chính sách về phát triển DN vào cuộc sống, tạo tác động tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Như vậy, quá trình cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Ninh dựa trên phương pháp luận của PCI, được thực hiện thực chất, kiên trì mà ít bị phụ thuộc vào những việc làm mang tính phong trào, có ý nghĩa quan trọng để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh một cách bền vững.