Khái quát thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 51)

xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay

Với việc tích cực thực hiện các chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, Thái Nguyên bước đầu thu hút được các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, biểu hiện qua một số mặt như sau:

+ Thu hút vốn đầu tư

Tính từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 200 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 97 dự án, với tổng vốn đăng ký là 48.9 nghìn tỷ đồng; chấp thuận đầu tư 74 dự án, với tổng vốn đăng ký là 29.8 nghìn tỷ đồng; Đã có 40 dự án khởi công và đang triển khai đầu tư, với nguồn vốn 6.5 nghìn tỷ đồng; 49 dự án đã chấp thuận đang lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng, với nguồn vốn 45.3 nghìn tỷ đồng và 51 dự án đã

45

chấp thuận đầu tư, ký hợp tác đang hoàn thiện thủ tục, với tổng vốn đăng ký 25.5 nghìn tỷ đồng. Năm 2009 cấp mới 02 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 15.5 triệu USD (năm 2007 là 5 dự án với số vốn gần 112 triệu USD và năm 2008 là 1 dự án với 260 ngàn USD); thu hồi 03 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 100.9 triệu USD; 21 dự án NGO, với tổng số vốn cam kết tài trợ 196 tỷ đồng; vận động, triển khai 19 dự án ODA với nguồn vốn là 271 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Vốn đầu tƣ thực hiện trên địa bản tỉnh (2005 - 2012)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 3729.6 6893.0 7858.4 10173.0 11802.1 17187 Khu vực kinh tế nhà nước 2098.9 3761.3 3289.7 4175.4 4866.8 7508 Khu vực ngoài nhà nước 1379.7 2561.6 3967.0 5226.4 6354.8 9166 Trong đó - Dân cư 866.7 1361.4 2005.1 3097.4 3590.0 - -Doanh nghiệp 512.9 1200.2 1961.9 2129.1 2764.8 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 167.2 360.6 392.1 520.7 359.3 - Khác 83.8 209.5 209.5 250.5 221.1 -

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên.

Theo bảng 2.1, số vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh trong giai đoạn 2005 - 2011 (tăng khoảng gần 3 lần). Trong đó, vốn khu vực ngoài nhà nước (gồm dân cư và doanh nghiệp) tham gia vào phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh nhất (tăng hơn 4 lần), chiếm 54% tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2011. Vốn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có sự mở rộng đáng kể khi năm 2011 tăng hơn 2 lần so với năm 2005, chiếm khoảng 3% vốn đầu tư toàn tỉnh.

46

Năm 2012, tổng vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh thực hiện ước đạt 17187 tỷ đồng, tăng 4.1% so với năm 2011, trong đó vốn đầu tư do nhà nước quản lý 7508 tỷ đồng (chiếm 44% tổng số), tăng 1.5% cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước 9166 tỷ đồng, tăng 6.1% cùng kỳ; còn lại là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm tỷ trọng 3% tổng vốn đầu tư trên địa bàn.

+ Sự phát triển doanh nghiệp

Tính đến năm 2011, tỉnh có trên 2028 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 1997 doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo bảng 2.2, từ năm 2005 đến nay, trung bình mỗi năm, tỉnh có khoảng gần 250 doanh nghiệp dân doanh mới đăng kí thành lập. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2008, đã có thêm 483 doanh nghiệp mới so với năm 2007.

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên (2005 - 2011)

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 806 917 1159 1646 1771 2028

DNNN 39 29 30 33 31 31

DN ngoài Nhà nước 756 879 1120 1603 1730 1987 DN có vốn đầu tư nước

ngoài 11 9 9 10 10 10

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên.

Năm 2012 tỉnh đã cấp đăng ký kinh doanh cho 283 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 2954.6 tỷ đồng.

+ Sự phát triển các khu công nghiệp

Đến nay, toàn tỉnh đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng 8 khu công nghiệp tập trung, 27 cụm công nghiệp, với tổng diện tích trên 2.000 ha. 01 dự án tổ hợp khu công nghiệp với diện tích trên 8.000 ha đang hoàn thiện

47

thủ tục xin ý kiến các Bộ, ngành và Chính phủ; hiện tại đang tập trung các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết của từng khu, cụm công nghiệp.

Nhìn chung, những kết quả tác động của chính sách thu hút đầu tư của tỉnh là đáng ghi nhận. Nhưng trên thực tế, những kết quả đó còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn của tỉnh. Việc triển khai các dự án còn chậm chạp; số lượng dự án đầu tư có vốn nước ngoài còn ít (số lượng chỉ vài dự án mỗi năm), so với những tỉnh bạn cũng tiếp giáp Hà Nội như Vĩnh Phúc thì số vốn thu hút được rất khiêm tốn; các dự án đã được triển khai chủ yếu có quy mô nhỏ của các doanh nghiệp tại địa phương. Như vậy, Thái Nguyên cần nỗ lực hơn nữa để trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, trong đó có việc hoàn thiện năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh so với các địa phương khác, biết rõ những gì còn yếu kém trong môi trường đầu tư của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương.

2.2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút đầu tư trong thời gian qua

2.2.2.1. Biến động chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thái Nguyên trong giai đoạn 2006 - 2012

a) Sự thay đổi về điểm số và thứ hạng PCI Điểm số các chỉ số thành phần PCI của tỉnh

Có thể khái quát điểm số thành phần PCI của Thái Nguyên trong những năm qua trong bảng sau:

48

Bảng 2.3: Điểm số thành phần PCI tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2012) Chỉ số 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Gia nhập thị trƣờng 7.02 8.04 8.42 7.91 5.98 9.16 8.76 Thứ hạng 52 6 38 Tiếp cận đất đai 5.66 6.28 5.65 6.18 6.25 4.91 6.05 Thứ hạng 30 60 44 Tính minh bạch 6.08 5.26 3.38 5.68 5.43 4.87 6.05 Thứ hạng 46 59 20

Chi phí thời gian 3.66 5.71 4.81 6.61 6.75 6.43 6.70

Thứ hạng 22 39 12 Chi phí không chính thức 6.18 6.43 6.15 5.99 6.65 6.80 7.24 Thứ hạng 21 33 12 Tính năng động 3.53 3.75 4.02 3.84 4.78 1.55 4.40 Thứ hạng 40 62 41 Hỗ trợ doanh nghiệp 5.25 4.72 2.67 5.04 5.19 3.36 4.38 Thứ hạng 46 39 15

Đào tạo lao động 6.64 6.49 4.94 5.83 5.13 4.99 5.48

Thứ hạng 43 22 9

Thiết chế pháp lý 4.05 2.96 4.78 4.58 4.38 4.62 2.71

Thứ hạng 49 55 55

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI, VCCI.

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thái Nguyên không có nhiều sự thay đổi nổi bật, điểm số các chỉ số thành phần đang tạo ra một hình cửu giác bớt "méo mó" hơn trong khi diện tích ít biến động. Những đường gấp khúc tạo ra các “nút thắt” ở các nă m đã giảm hẳn, từ hai, ba điểm giảm xuống còn một điểm. Điều này cho thấy các khía cạnh của môi trường đầu tư tại tỉnh được DN đánh giá ngày càng cân bằng hơn, có một số lĩnh vực được cải thiện đáng kể.

Theo đó, có thể chia kì phân tích điểm PCI của tỉnh Thái Nguyên theo hai giai đoạn như sau2

:

49

Giai đoạn 2006 - 2008 (biểu đồ 2.1), điểm số PCI của tỉnh không ổn định, thể hiện ở sự tăng, giảm điểm số qua các năm thất thường, chỉ có 2/9 chỉ số tăng điểm qua các năm là Chi phí gia nhập thị trường (năm 2008 tăng 1.4 điểm so với 2006), Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh (tăng 0.49 điểm). Các chỉ số còn lại đều ở mức thấp và trung bình, thậm chí có 3/9 chỉ số giảm sút theo từng năm như Hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 2.58 điểm), Tính minh bạch (giảm 2.7 điểm), Đào tạo lao động (giảm 1.7 điểm).

Gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai

Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Chi phí không chính thức Tính năng động

Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

2006 2007 2008

Biểu đồ 2.1: Điểm các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2008

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo PCI của VCCI

Bước sang giai đoạn 2009 - 2012 (biểu đồ 2.2), các chỉ số thành phần có sự thay đổi đáng kể, trong đó có 1/9 chỉ số tăng điểm, nếu so sánh qua các năm (đó là Chi phí không chính thức, tăng 1.25 điểm ). Các chỉ số còn lại tăng, giảm thất thường, trong đó, những chỉ số có điểm thấp nhất phải kể đến Thiết chế pháp lý (năm 2012 chỉ đạt 2.71 điểm, giảm 1.87 điểm so với 2009, xếp hạng 55/63) và Tính năng động (năm 2011 đạt 1.55 điểm, thứ hạng 62/63, đến 2012 có cải thiện, thứ hạng 41/63), xếp thứ

50

hạng rất thấp trong cả nước. Những thay đổi này lý giải sự lên xuống không ổn định trong xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, với xu hướng thiên về thiếu ổn định, cân bằng trong quá trình cải thiện chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Phân tích riêng năm 2012, có thể thấy điểm số các chỉ số đã có cải thiện tương đối đồng đều, tạo ra một hình cửu giác đầy đặn hơn năm 2011, dù vẫn có “nút thắt” ở chỉ số Thiết chế pháp lý. Nếu như năm 2011, điểm yếu nhất nằm ở Tính năng động, thì năm 2012, vị trí này nằm ở Thiết chế pháp lý. Bên cạnh những nỗ lực được ghi nhận trong sự gia tăng điểm số ở 7/9 chỉ số thành phần, tỉnh đã để mất “điểm sáng” về chỉ số Gia nhập thị trường khi giảm 0.4 điểm; chỉ số Thiết chế pháp lý giảm 1.97 điểm so với 2011. 0 5 10 Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Chi phí không chính thức Tính năng động

Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2: Điểm các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2012

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo PCI,VCCI

Về xếp hạng các chỉ số thành phần, biểu đồ 2.3 cho thấy, năm 2011, nhóm các chỉ số xếp hạng tốt nhất của tỉnh là Chi phí gia nhập thị trường (xếp thứ 6 cả nước và thứ 3 khu vực miền núi phía Bắc), Đào tạo

51

lao động (thứ 22 và 5), Chi phí không chính thức (thứ 33 và 5), Hỗ trợ doanh nghiệp (thứ 39 và 6). 3 13 12 9 5 14 6 5 11 9.16 4.91 4.87 6.43 6.8 1.55 3.36 4.99 4.62 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Chi phí không chính thức Tính năng động Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý

Điểm số

Điểm số

Thứ hạng trong vùng

Biểu đồ 2.3: Xếp hạng các chỉ số thành phần PCI 2011 của Thái Nguyên trong khu vực miền núi phía Bắc

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo về PCI của VCCI

Các chỉ số còn lại đều kém hơn vị trí xếp hạng PCI chung (từ thứ hạng 39 đến 62/63), trong đó có 4 chỉ số xếp áp chót (11/14, 12/14, 13/14, 14/14) trong vùng là Thiết chế pháp lý, Tính minh bạch, Tiếp cận đất đai, Tính năng động của lãnh đạo tỉnh. Riêng chỉ số Tính năng động xếp hạng kém nhất trong tất cả các chỉ số (1.55 điểm, thứ 62/63 và 14/14).

Tuy đã đạt kết quả đáng kể, nhưng nhìn chung đánh giá của các DN dân doanh về những cải thiện trong môi trường đầu tư và kinh doanh ở Thái Nguyên vẫn chưa tốt. Năm 2011 chỉ có 1 chỉ số thành phần vượt ngưỡng 7 điểm. So với năm 2010, có 6 chỉ số thành phần giảm điểm và 3 chỉ số tăng điểm. So với năm 2006, có 5 chỉ số giảm điểm và 4 chỉ số tăng điểm. Những chỉ số thành phần tụt hạng mạnh so với năm 2010 là Tiếp cận đất đai giảm 30 bậc (xếp hạng 60/63), Chi phí thời gian giảm 17 bậc (39/63), Chi phí không chính thức và Tính năng động giảm 12 bậc

52

(33/63 và 62/63). Một số chỉ số khác có sự cải thiện thứ bậc so với năm 2010 như là Gia nhập thị trường tăng 46 bậc (xếp hạng 6/63), Đào tạo lao động tăng 21 bậc (22/63), Hỗ trợ doanh nghiệp tăng 7 bậc (39/63). Các chỉ số còn lại thay đổi nhẹ như chỉ số Tính minh bạch (59/63), Thiết chế pháp lý (55/63) giảm 6 và 7 bậc. Biểu đồ 2.4 8.76 6.05 6.05 6.7 4.4 4.38 5.48 2.71 10 8 4 1 10 2 1 12 0 2 4 6 8 10 12 14

Chi phí gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Tính năng động Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý

Thứ hạng trong vùng Điểm số

Biểu đồ 2.4: Xếp hạng các chỉ số thành phần PCI 2012 của Thái Nguyên trong khu vực miền núi phía Bắc

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo PCI, VCCI

Nhiều chỉ số thành phần của PCI Thái Nguyên năm 2012 được cải thiện (7/9 chỉ số) cho thấy các DN ghi nhận nỗ lực của chính quyền tỉnh trong cải thiện một số lĩnh vực thuộc môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các chỉ số sụt giảm (2/9 chỉ số) cho thấy còn những hạn chế cần phải khắc phục.

Thứ hạng PCI của tỉnh

Lợi thế so sánh hàng đầu của tỉnh Thái Nguyên là vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao và giàu tiềm năng về một số tài nguyên thiên nhiên. Trong những năm qua, điểm số và thứ hạng PCI của

53 Thái Nguyên như sau:

Biểu đồ 2.5: Xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2012

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo PCI của VCCI

Có thể thấy, qua nhiều năm điểm số PCI của tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào (trừ năm 2012), thậm chí còn có xu hướng đi xuống (biểu đồ 2.5). Năm 2005 tỉnh chưa tham gia điều tra. Đến năm 2006 được xếp hạng PCI thứ 28/64, ở nhóm “Trung bình” với 52.71 điểm. Năm 2007 điểm số của tỉnh giảm nhẹ xuống 52.02, xếp hạng 43/64, vẫn ở nhóm “Trung bình”. Năm 2008, điểm số của tỉnh tiếp tục giảm còn 46.03, xếp hạng 53/63 ở nhóm “Tương đối thấp”. Năm 2009, tỉnh có bước tiến đáng kể khi vươn lên xếp hạng 31/63 ở nhóm “Khá”, với 58.58 điểm. Năm 2010, tỉnh vẫn ở nhóm “Khá”, điểm số giảm nhẹ còn 56.42, tụt 11 bậc về năng lực cạnh tranh, xếp hạng 42/63. Năm 2011, tỉnh xếp cuối trong nhóm “Khá”, xếp hạng tụt 15 bậc còn 57/63, với điểm số là 53.57.

Năm 2012, Thái Nguyên có sự bứt phá lớn về xếp hạng PCI: tỉnh vươn lên vị trí 17/63 với 60.07 điểm, xếp cuối cùng của nhóm “Tốt”. Bên

52.71 52.02 46.03 58.58 56.54 53.57 60.07 28 43 53 31 42 57 17 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Đ iể m s PC I 0 10 20 30 40 50 60 X ếp h ạn g Điểm số PCI Xếp hạng

54

cạnh sự ghi nhận cho nỗ lực cải thiện chất lượng điều hành kinh tế trên nhiều mặt của tỉnh, cũng cần có sự nhìn nhận rằng, tình hình khó khăn, suy thoái của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 khiến các doanh nghiệp có xu hướng đánh giá tiêu cực, “khó tính” hơn đối với chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh nói chung; điều này làm cho điểm số PCI có xu hướng giảm sút so với các năm trước khi không có tỉnh nào đạt loại “Rất tốt”, tức là đạt trên 65 điểm. Thái Nguyên tăng tới 40 bậc thứ hạng, nhưng chỉ tăng 6.5 điểm PCI so với năm 2011.

Trong 14 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Thái Nguyên luôn có vị trí "trung bình", trừ năm 2012. Năm 2011 tỉnh đã giảm thứ hạng so với các tỉnh trong vùng, từ vị trí thứ 4/14 (2006) xuống thứ 12/14 (2011). Đến năm 2012, tỉnh vươn lên vị trí thứ 2, sau Lào Cai trong vùng. Như vậy, chỉ số NLCT của tỉnh giai đoạn 2006 - 2012 đã có cải thiện, nhưng xếp ở thứ hạng không ổn định trong vùng cũng như trong phạm vi cả nước,

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)