Phát huy tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các cấp,

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 107)

các cấp, các ngành

Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí là quyết định đến sự phát triển của địa phương. Nâng cao tính năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo tỉnh là cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, tạo sự tin tưởng cho DN vào chính quyền tỉnh và thiết chế pháp lý của địa phương.

Trước hết, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ công chức nhà nước về việc tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của các DN. Gốc của vấn đề này là đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển nền k inh tế thị t rườ ng định hướng XHCN, nhà nước đóng vai trò là người quản lý vĩ mô, có trách nhiệm tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng đã đặt ra. Chỉ khi nào có sự đồng thuận trong toàn xã hội, đặc biệt trong đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan công quyền, về trách nhiệm tối cao của nhà nước là huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững, về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy công quyền là mức độ hiệu quả và tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, về

101

lòng tin của người dân với bộ máy công quyền,… mới có thể có sự chuyển biến trong hành động để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh. Điều đó cũng là sự đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao nhận thức về vai trò của sản xuất và đầu tư cũng như vai trò của DN và nhà đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Cần quan tâm, khuyến khích sự phát triển của KTTN, coi đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền tỉnh cần phải có quan điểm thái độ rõ ràng hơn đối với khu vực DN và nhà đầu tư. Tiên quyết là thái độ của lãnh đạo chính quyền tỉnh và thái độ này được các cấp, các ngành chia sẻ. Thái độ ấy thể hiện ở việc quan tâm đến khu vực KTTN trong kế hoạch, chương trình của tỉnh. Hàng quý, tỉnh có thể mời đại diện các DNTN mới thành lập và những nhà đầu tư vừa được cấp phép tới để lãnh đạo tỉnh trực tiếp trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đầu tư. Với sự góp mặt của các cơ quan báo chí và lãnh đạo tỉnh sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của DNTN đối với tỉnh và thể hiện rằng tỉnh Thái Nguyên sẽ còn làm nhiều hơn nữa để tiếp tục tạo thuận lợi cho các DN và nhà đầu tư. Bởi thuận lợi cho DN không chỉ là bước khởi đầu (gia nhập thị trường) mà quan trọng hơn là cả trong quá trình hoạt động của DN và chuẩn bị, vận hành dự án của nhà đầu tư.

Tỉnh phải hình thành bộ máy lãnh đạo mạnh, trong đó coi trọng tăng cường đối thoại, tiếp xúc DN, nhà đầu tư thông qua các diễn đàn doanh nghiệp thường niên hoặc tổ chức gặp mặt theo yêu cầu thực tế. Thực hiện đối thoại trực tuyến của lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành với DN, nhà đầu tư ít nhất 1 lần/quý, để lắng nghe nguyện vọng và giải đáp chính sách cho các nhà đầu tư. Tại đây đem đến cơ hội chia sẻ những khó khăn và đóng góp với các chính sách liên quan đến đầu tư của tỉnh, trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước cũng có dịp cùng giải quyết những mâu thuẫn trong chính sách và quy định của địa phương. Cách thức đối thoại linh hoạt của chính quyền tỉnh cho phép cán bộ tỉnh sớm nắm bắt nhu cầu khác nhau của

102

DN để nhanh chóng giải quyết khó khăn, vướng mắc, thay vì để vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Việc áp dụng luật cần theo hướng có lợi cho DN và nhà đầu tư. Quan trọng hơn cả việc thông tin thông suốt là sự cởi mở và trung thực của chính quyền tỉnh khi khó khăn của DN không thể giải quyết được đúng trong thời hạn cần thiết hay ngoài phạm vi thẩm quyền của tỉnh. DN hiểu rằng không phải mọi khó khăn của mình đều có thể được giải quyết và đơn giản họ chỉ muốn câu trả lời thẳng thắn. Tình trạng trì hoãn trả lời DN như "kính chuyển vòng vo" hay "chờ nghiên cứu tiếp thu" sẽ chấm dứt khi các cơ quan địa phương trung thực trong các quyết định và nhận thức được nhược điểm của hệ thống quản lý hành chính địa phương. Qua đó tỉnh sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ và có được niềm tin của DNTN.

Trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật luôn có những vấn đề mới phát sinh từ những chồng chéo trong quy định của nhà nước cũng như địa phương do yếu tố thời gian, trình độ lập quy trình,… Do vậy, bên cạnh cách xử lý phổ biến là yêu cầu DN chờ đợi và gửi văn bản xin ý kiến bộ, ngành trung ương (cách này thường được áp dụng với những vấn đề lớn) cần thực hiện các chương trình làm việc theo cơ chế "phản ứng nhanh". Xây dựng mô hình các Tổ công tác, nhóm làm việc để chủ động giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành đảm bảo ở mọi lúc, mọi nơi đều có thể nắm bắt thông tin và chỉ đạo thực hiện những vấn đề phát sinh đối với DN và nhà đầu tư. Đổi mới hình thức quản lý nhà nước đối với DN theo hướng từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" và tăng tính tự chịu trách nhiệm cho DN.

Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành luôn quan tâm lắng nghe, quan sát và kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các DN. Đảm bảo hoạt động của "đường dây

103

nóng" và "hộp thư góp ý". Mỗi sở, ngành cần bố trí một "hộp thư góp ý" ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát cho công dân, DN, nhà đầu tư góp ý kiến về chất lượng phục vụ các dịch vụ công và thái độ làm việc của cá nhân cán bộ công chức, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan công quyền. Đồng thời có bảng thông báo lịch công tác hàng ngày của các lãnh đạo và số điện thoại hiện đang sử dụng để thuận tiện liên lạc.

Cải thiện quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành. Cơ quan nào cũng phải coi việc thu hút đầu tư là trách nhiệm hàng đầu của mình. Trước hết căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mỗi sở ngành cần có sự chỉ đạo tích cực của những người đứng đầu. Đặc biệt thể hiện ở việc triển khai, phối hợp nhịp nhàng trong vận hành các bộ phận "một cửa", "một cửa liên thông" trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, DN. Sự phối hợp thúc đẩy tính năng động, tiên phong của tỉnh khi các sở, ngành và chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt những chính sách mà chính quyền tỉnh đã quyết định. Đồng thời, ngoài nắm vững chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực của mình, cán bộ công chức của cơ quan này phải hiểu rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác trong hệ thống chính quyền tỉnh. Để một mặt hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ trì, phối hợp của mình, mặt khác nếu nhà đầu tư liên hệ làm việc không đúng chỗ sẽ được nhanh chóng hướng dẫn tới nơi cần đến.

Cải cách trong hoạt động thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thể hiện trước hết ở việc vận dụng lý thuyết Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quan điểm Marketing, nhà đầu tư là khách hàng, chính quyền tỉnh là người bán. Do đó, lãnh đạo tỉnh và các nhà quản lý các ngành cần hiểu hơn những đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư ở địa phương, từ đó đáp ứng "trúng" nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, hướng dẫn và hỗ trợ nhà đầu tư từ phía các cơ quan công quyền của tỉnh. Cơ quan nhà

104

nước cần có sự phối hợp toàn diện và chặt chẽ hơn trong việc trợ giúp cho các nhà đầu tư triển khai và vận hành công việc kinh doanh như giải phóng mặt bằng, thuế, thủ tục hành chính khác.

Trực tiếp vận động các nhà đầu tư mới, tiềm năng từ các tỉnh, thành phố khác đầu tư vào tỉnh và cam kết tạo một môi trường đầu tư tích cực cho nhà đầu tư, đồng thời có thái độ đối xử không phân biệt với nhà đầu tư nội tỉnh để họ cảm nhận được rằng đầu tư vào tỉnh này giống như đang được trở về nhà.

Việc thực hiện được giải pháp này phụ thuộc rất lớn vào định hướng và quyết tâm của cả bộ máy chính quyền cấp tỉnh, đặc biệt là vai trò của HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Trong công tác lãnh đạo, điều hành nền kinh tế tỉnh cần phải phân định rạch ròi vai trò chức năng định hướng, đường lối của cấp uỷ đảng và vai trò, chức năng quản lý điều hành nền kinh tế của cấp chính quyền. Tuân thủ nghiêm nguyên tắc "tam quyền phân lập" trong tổ chức của bộ máy nhà nước, thống nhất quản lý, điều hành từ trung ương xuống địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động điều hành của lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)