II. Nguồn kinh phí
16 Tỷ suất LNTT trên vốn kinh
3.2.2. Các giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.2.1. Tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động đặc biệt đối với nợ phải thu
bằng việc cải thiện phương thức cung cấp tín dụng cho khách hàng.
Năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói chung còn thấp. Vòng quay vốn lưu động giảm so với năm 2010 chủ yếu là do tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm. Năm 2010 vòng quay các khoản phải thu là 10,099 vòng, năm 2011 là 6,047 vòng giảm 4,692 vòng làm kỳ thu tiền bình quân tăng 23,75 ngày. Các khoản phải thu thể hiện phần vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng, có thể gây ảnh hưởng làm thiếu vốn kinh doanh của công. Vì vậy việc quản lý các khoản phải thu là điều rất cần thiết nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn khuyến khích khách hàng trả tiền sớm để hạn chế rủi ro từ các khoản vốn bị chiếm dụng.
Để quản lý tốt các khoản phải thu, Công ty cần nghiên cứu và xây dựng một chính sách tín dụng thương mại phù hợp cho phép tăng khối lượng hàng bán, tăng doanh thu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Một chính sách tín dụng thương mại hợp lý sẽ đảm bảo được sự ổn định, tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Mỗi doanh nghiệp có một chính sách tín dụng thương mại không giống nhau, phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và kinh doanh Công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Công ty cần xác định mức độ bán chịu và nợ phải thu. Xác
định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng loại khách hàng căn cứ vào khả năng trả nợ cũng như uy tín của mỗi khác hàng. Cụ thể:
+ Đối với khách hàng lớn và có uy tín Công ty có thể cung cấp với số lượng lớn và chấp nhận thanh toán chậm, nhưng cũng phải đề phòng trường hợp khách hàng lợi dụng điều đó để chậm chễ trong thanh toán tiền hàng.
+ Đối với khách hàng mới mà Công ty chưa năm bắt được nhiều về khả năng thanh toán của họ, hay chưa có uy tín và mức độ tin cậy không cao, thì Công ty nên áp dụng phương thực thanh toán ngay, hoặc nếu bán chịu thì chỉ với số lượng nhỏ, thời gian chịu ngắn, để một mặt tạo mối quan hệ mở rộng thị trường tiêu thụ, một mặt hạn chế được rủi ro như yêu cầu đặt cọc, trả trước một phần giá trị hay giới hạn giá trị tín dụng…
+ Đối với khách hàng có khả năng thanh toán thấp hoặc không có khả năng thanh toán Công ty có thể từ chối đơn đặt hàng để tranh rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán.
Khi xác định chính sách bán chịu Công ty cần chú ý tới các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác xác định chính sách bán chịu của mình như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hay lợi nhuận, tình trạng cạnh tranh, tình hình tài chính của Công ty…
Thứ hai: Với giá trị mỗi đơn đặt hàng lớn, Công ty cần xác định tỷ lệ
chiết khấu hợp lý Công ty phải đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất vốn vay hiện hành của Ngân hàng. Với mức chiết khấu thương mại hiện nay của công ty đang áp dụng là 3/10 net 60 cho thấy thời hạn trả nợ của công ty tương đối dài. Đây cũng là một nguyên nhân làm giá trị vốn bị chiếm dụng cao như vậy. Trong kỳ tới, công ty cần xem xét giảm thời hạn bán chịu và thời hạn được hưởng chiết khấu. Căn cứ vào tình hình công ty và thị trường hiện nay
thì thời gian cho chịu tiền vào khoảng 30 đến 45 ngày là hợp lý. Tránh để quá lâu Công ty phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục.
Bên cạnh đó Công ty có thể giảm giá cho khách hàng một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lại suất vay ngắn hạn để thu hồi được tiền ngay. Điều này vẫn có lợi hơn là không chiết khấu để cho khách hàng nợ một thời gian và trong thời gian đó Công ty lại phải vay vốn chịu lãi suất để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với các khoản nợ trong và đến hạn: Công ty cần phải theo dõi liên tục đến khi đến hạn thanh toán Công ty cần có biện pháp đốc thu: thông báo nợ đến hạn cho khách hàng, Công ty chuẩn bị giấy tờ chứng từ thanh toán, thực hiện kịp thời thủ tục thanh toán để rút ngắn thời gian và chủ động thanh toán.
Khi hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ:
+ Gọi điện, gửi thư nhắc nhở, thư khuyên nhủ hoặc thư chuyển cho cơ quan chuyên trách nhờ thu hồi giúp.
+ Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ.
+ Nếu sử dụng các biện pháp trên không thành công thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.
+ Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty có thể xem xét thay thế tín dụng bằng đáo nợ (Factoring) đối với các khoản phải thu và phải trả phát sinh khi công ty mua chịu và bán chịu. Khi đó công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ đó với một tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận (thông thường cao hơn lãi suất vay tín dụng ngắn hạn). Sự
góp mặt của công ty Factoring sẽ giúp công ty giảm đáng kể được các khoản phải thu nếu có sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên tham gia.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định bằng cách đầu tư đúng hướng và phát huy công suất sử dụng tài sản cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý sử dụng có hiệu quả cao góp phần tích cực vào việc tăng năng lực sản xuất và đòn bẩy nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, với sự hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu như hiện nay, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Trước thực tế đó, công ty cần chủ động đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị kết hợp với hình thức thuê tài chính để có được máy móc, thiết bị, các dây chuyền sản xuất tiên tiến phục vụ cho hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tuy vậy, đầu tư vào tài sản cố định đòi hỏi phải đúng hướng, điều này có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời giảm được hao mòn vô hình. Trong năm vừa qua công ty đã chú trọng đến đầu tư tài sản cố định, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty tốt nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp. Như vậy để đầu tư đúng hướng tài sản cố định và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định công ty có thể xem xét áp dụng các giải pháp:
+ Tiếp tục duy trì khả năng khai thác toàn bộ tài sản hiện có vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng suất của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản, nên tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra luôn phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ
thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiết kiệm thời gian, công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất.
+ Trong số các tài sản cố định hữu hình của công ty, có một số máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn đã gần hết khấu hao. Công ty cần quan tâm xem xét, lập danh sách cụ thể để xử lý. Đối với các tài sản hết khấu hao nhưng vẫn có thể tiếp tục sử dụng công ty nên tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và cũng giảm được chi phí đầu tư mua mới. Đối với các tài sản không tiếp tục sử dụng được thì nên tiến hành thanh lý ngay. Điều này vừa giúp giảm chi phí lưu kho bãi và chi phí quản lý mà lại có thêm vốn để đầu tư mua mới hoặc nâng cấp tài sản cố định.
+ Về phương pháp tính hấu hao: Thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định mà nhà nước quy định áp dụng ở công ty. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả tài sản cố định với số năm tương đối lớn như 5 đến 12 năm cho máy móc thiết bị, 6 đến 10 năm cho phương tiện vận tải truyền dẫn. Trong kỳ tới, công ty có thể xem xét những tài sản cố định có hao mòn vô hình lớn như các máy móc thiết bị phục vụ chế tác đồ gỗ mỹ nghệ nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn và tránh được hao mòn vô hình.
+ Việc đầu tư phải dựa trên những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ tài sản cố định đầu tư về tuổi thọ kỹ thuật, chu kỳ sống…