Phân tích qua các hệ số tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 69)

II. Nguồn kinh phí

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng

2.2.2.2. Phân tích qua các hệ số tài chính của doanh nghiệp.

2.2.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán

Bảng 2.11 : Các hệ số khả năng thanh toán năm 2011

STT Chỉ tiêu Đơn

vị

Cuối năm Đầu năm

Hệ số TB ngành nội thất 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 318.098,26 2 133.773,111 2 Tiền và tương đương

tiền Trđ 1.496,361 3.919,041 3 Hàng tồn kho Trđ 26.239,420 40.126,572 4 Nợ ngắn hạn Trđ 85.663,262 96.040,330 5 Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời = (1) : (4) Lần 3,71 1,39 1,41 6 Hệ số thanh toán nhanh

= ((1)-(3)) : (4) Lần 3,40 0,97 0,85

7 Hệ số thanh toán tức

Năm 2011 Năm 2010

8 Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ

Trđ

17.849,432 6.447,550 9 Lợi nhuận kế toán trước

thuế

Trđ

14.561,668 19.584,410 10 Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay = (8) +(9) Trđ 32.411,100 26.031,960 11 Hệ số thanh toán lãi vay

= (10) :(8)

Lần

1,81 4,07

(Nguồn: website: cophieu68.com) - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Ở đầu năm, hệ số này là 1,39 >1, về cuối năm là 3,71 >1 cho biết ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính vì TSNH > Nợ NH. Tại thời điểm đầu năm, hệ số thanh toán hiện hành là 1,39 nhỏ hơn hệ số trung bình ngành. Như vậy so với mặt bằng chung của nhóm ngành nội thất, tại thời điểm đầu năm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động còn thấp. Tuy nhiên đến cuối năm hệ số này lại tăng lên và cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành. Điều này được giải thích bởi cuối năm, nợ ngắn hạn giảm, tài sản ngắn hạn lại tăng lên nhiều. Một cách khái quát đây là dấu hiệu đáng mừng vì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất cao. Tuy nhiên hệ số này không phản ánh được cụ thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì có tính đến giá trị của hàng tồn kho. Hàng tồn kho rất khó chuyển đổi thành tiền vì trong hàng tồn kho của công ty chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng khá lớn. Bên cạnh đó, khi xem xét BCĐKT thì chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn khác năm 2011 là rất lớn, đây cũng là một khoản công ty tạm ứng và khó chuyển thành tiền. Bởi vậy để đánh giá một cách chính xác hơn, cần kết hợp với việc xem xét chỉ tiêu thanh toán dưới đây.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Trong chỉ tiêu này, hàng tồn kho đã được loại trừ khỏi tài sản ngắn hạn. Ở thời điểm đầu năm, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,79 đồng tài sản lưu động có khả năng thanh toán, hệ số này ở cuối năm là 3,4; tăng 2,61 lần. Có sự tăng này là do tài sản ngắn tăng trong khi hàng tồn kho giảm. So sánh với hệ số trung bình của ngành nột thất, chỉ tiêu này của công ty đang ở mức cao và đặc biệt cao ở cuối năm 2011. Đây là một đấu hiệu tốt cho khả năng thanh toán của công ty, tuy nhiên với tốc độ tăng nhanh như vậy, công ty cần xem xét và có cách quản lý tài sản và nợ ngắn hạn thích hợp.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số này tương đối bé ở cả đầu năm và cuối năm, đầu năm là 0,041, cuối năm là 0,017 cho biết ở đầu năm, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có thể được thanh toán bằng 0,041đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ở cuối năm, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,017đồng tiền và các khoản tương đương tiền có khả năng thanh toán giảm 0,024 lần.

Trong kỳ hệ số này giảm mạnh do tiền và tương đương tiền giảm, điều này có điểm lợi là tiền không bị ứ đọng mà được đưa vào lưu thông, để “tiền đẻ ra tiền”, giúp công ty tăng doanh thu, lợi nhuận nhưng gây bất lợi khi đến hạn thanh toán mà chưa chuyển đổi được các tài sản ngắn hạn khác thành tiền, làm rủi ro tài chính của công ty gia tăng. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng nội thất, xuất khẩu cao su.. hệ số thanh toán tức thời nhìn chung là tương đối nhỏ, tuy nhiên quá thấp thì không phải là điều tốt. Bởi vậy, công ty cần chú ý xem xét vốn bằng tiền để vừa đảm bảo có tiền trong lưu thông, vừa dự trữ được lượng tiền thích hợp để kịp thời ứng phó với những khoản nợ khi đến hạn thanh toán, tránh gây áp lực chuyển đổi tài sản thành tiền. Nội dung quản lý vốn bằng tiền như xác định mức độ dự

trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền, các khoản tạm ứng bằng tiền mặt...

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Về cơ bản, công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay vì hệ số này ở cả đầu năm và cuối năm đều >1. Tuy nhiên đầu năm, hệ số này là 4,07; cuối năm chỉ còn 1,81 giảm 2,26 lần, mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lần vào thời điểm cuối năm so với đầu năm. Nguyên nhân là trong kỳ, công ty tăng vay dài hạn, các khoản lãi vay phát sinh đan xen nhau, vay và trả phát sinh liên tục làm lãi vay tăng và tốc độ tăng của lãi vay ở cuối năm so với đầu năm lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Việc giảm hệ số khả năng thanh toán lãi vay là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty có xu hướng giảm. Mặc dù hệ số nợ thấp, vốn vay không nhiều nhưng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động chung của công ty. Trong kỳ tới, công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các khoản vay nhằm nâng cao EBIT, nâng cao được khả năng thanh toán lãi vay. Điều đó sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính và uy tín trên thị trường tín dụng của công ty.

Để thấy rõ hơn về khả năng chi trả các khoản thanh toán cần xem xét thêm về tình hình công nợ của công ty như sau:

Bảng 2.12 : Phân tích tình hình công nợ của công ty năm 2011

Đơn vị : triệu đồng

Tỷ lệ Cuối năm Đầu năm

Chênh lệch (lần)

Phải thu/ Vốn lưu động 0,3 0,273 0,027

Phải trả/ Vốn lưu động 0,412 0,923 -0,511

Phải thu ngắn hạn/Phải thu 1 1 0

Phải trả ngắn hạn/Phải trả 0,661 0,777 -0,116

Phải thu/Phải trả 0,706 0,296 0,41

Tại thời điểm đầu năm 2011, hệ số phải thu/ vốn lưu động là 0,273 cuối năm là 0,3. Như vậy số phải thu trên vốn lưu động đã tăng. Điều này cho thấy công ty đã tăng cung cấp tín dụng ra bên ngoài. Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty và còn có hướng tăng lên đã cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn ở mức khá lớn. Tỷ lệ phải trả / vốn lưu động ở đầu năm là rất cao( 0,923%) nhưng đến cuối năm đã giảm 0,511 lần. Điều này đã làm giảm sự phụ thuộc vốn của công ty ra bên ngoài so với số vốn lưu động thực có.

Đầu năm và cuối năm, công ty không có các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải trả ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ phải trả. Về tỷ lệ phải thu / phải trả đầu năm tương đối thấp ( 0,296%) nhưng đến cuối năm tăng cao (0,706%) cho thấy số phải trả đang nhỏ hơn so với số phải thu, công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với số đi chiếm dụng. Vốn đi chiếm dụng giảm góp phần tăng mức an toàn về mặt tài chính nhưng vốn bị chiếm dụng lại tăng làm tăng rủi ro trong khâu thu hồi và gây thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ta thấy nhìn chung tình hình tài chính của công ty là lành mạnh. Tuy nhiên, cần

chú ý đến các khoản mục như tiền và các khoản tương đương tiền, lãi tiền vay.Nợ ngắn hạn về cuối năm có giảm, song vốn bằng tiền cũng giảm mạnh bên cạnh đó và lãi vay phải trả về cuối năm tăng cao làm tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thanh toán, bởi vậy công ty có thể đưa ra một số biện pháp như loại bỏ những loại tài sản không phục vụ cho mục đích sinh lời hay phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giảm sát hiệu quả các khoản phải thu nhằm đảm bảo có thể thu được dòng tiền mặt bị khách hàng chiếm dụng hay giám sát những khoản tiền bị rút ra khỏi doanh nghiệp để chi cho những mục đích không liên quan đến kinh doanh và không thu được lợi nhuận về cho công ty...

2.2.2.2.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Bảng 2.13 : Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu Cuối năm (%) Đầu năm (%) TB ngành nội thất Nợ phải trả / Nguồn vốn 131.106,696 = 25.04 123.517,901 523.479,470 334.341,578 Vốn CSH/ Nguồn vốn 392.372,774 = 74,95 210.823,676 523.479,470 334.341,578 Nợ phải trả / Vốn CSH 131.106,696 = 33,41 123.517,901 392.372,774 210.823,676 Tài sản NH/ Tổng tài sản 318.098,262 = 60,67 133.733,110 523.479,470 334.341,578 Tài sản DH/ Tổng tài sản 205.381,207 = 39,23 200.568,467 523.479,470 334.341,578

Tại thời điểm đầu năm, hệ số nợ phải trả /Nguồn vốn là 36,94% đến cuối năm giảm còn 25,04%. Song song với đó thì hệ số Vốn CSH/ Nguồn vốn tăng. Lý do như đã trình bày ở trên, trong năm 2011 công ty có đợt phát hành bổ sung môt lượng lớn cổ phiểu làm vốn chủ sở hữu tăng 86,11% điều

còn 33,41% tại thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này so với chỉ tiêu trung bình ngành nội thất còn rất nhỏ. Đây là điều mà công ty cần lưu ý và thận trọng hơn với cơ cấu vốn như vậy.

Hệ số vốn chủ lớn và tăng như vậy cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty là khá ổn định. Đây sẽ là một điểm mạnh cho công ty dễ dàng huy động thêm vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc sử dụng vốn chủ nhiểu sẽ đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao, làm giảm lợi nhuận giảm áp lực cho việc sản xuất kinh doanh.

So với chỉ tiêu trung bình ngành nội thất, nhìn chung hệ số nợ của công ty thấp hơn nhiều và giảm về thời điểm cuối năm. Hệ số nợ thấp cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty còn thấp điều này sẽ nâng cao khả năng thanh toán cho công ty, tuy nhiên lại làm giảm tỷ suất sinh lời của chủ sở hữu.

Về cơ cấu tài sản, bảng trên cũng cho thấy tỷ suất đầu tư vào các loại tài sản của công ty là không ổn định. Tại thời điểm đầu năm 2011 tài sản công ty chủ yếu để đầu tư vào tài sản dài hạn với tỷ lệ 60% dành cho tài sản dài hạn. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2011 thì con số này lại đảo ngược với hơn 60% tài sản là để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Từ bảng cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011 ta sẽ thấy trong năm 2011 công ty huy động thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu và dành phần chủ yếu để đầu tư cho tài sản ngắn hạn, đặc biệt là tài sản ngắn hạn khác.

2.2.2.2.3. Hệ số hiệu suất hoạt động

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số sau đây được sử dụng trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.14 : Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w