Kỳ thu tiền trung bình

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 76)

II. Nguồn kinh phí

10 Kỳ thu tiền trung bình

= 360/(9) Ngày 56,187 32,436 23,752

- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động:

Bảng trên cho thấy, số vòng quay vốn lưu động giảm trong năm 2011. Nếu như năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 3,091 thì đến năm 2011 là 1,831 vòng giảm 1,260 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm như vậy là do trong năm 2011 vốn lưu động tăng mạnh (137,8%) lớn hơn tốc độ tăng doanh thu bán hàng tăng làm tăng số ngày để vốn lưu động hoàn thành một vòng. Đây là dấu hiệu xấu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Vòng quay vốn lưu động nhỏ và giảm tuy nhiên vẫn lớn hơn 1, với đặc thù ngành kinh doanh nội

thất thì vòng quay vốn lưu động nhỏ là thường thấy. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải chú ý đến việc xác định nhu cầu vốn lưu động để giảm bớt vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất nhằm thu hồi vốn lưu động nhanh chóng, tăng vòng quay, tránh tình trạng để vốn lưu động bị chiếm dụng quá nhiều, cụ thể tới từng khoản mục như phải thu, hàng tồn kho, vốn bằng tiền sẽ được nói đến qua các chỉ tiêu dưới đây.

- Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

So với năm 2009, năm 2011 giá vốn hàng bán tăng khá lớn, tuy nhiên hàng tồn kho lại giảm làm số vòng quay hàng tồn kho tăng. Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 6,945 vòng đến năm 2011 là 11,49 vòng tăng 4,545 vòng kéo theo số ngày 1 vòng quay vốn lưu động giảm 21 ngày. Điều này thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng trong năm. Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là thành tích mà công ty đạt được. Tuy nhiên lý do của việc tăng này ngoài hàng tồn kho giảm thì chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng mạnh trong năm. Khi xem xét báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 ta sẽ thấy trong năm 2011 doanh thu tăng mạnh, vậy việc tăng giá vốn hàng bán là phù hợp. Tuy nhiên công ty cần có biện pháp tích cực để quản lý sản xuất, hạ giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận. Việc quản lý hàng tồn kho của công ty nhìn chung là tốt, trong năm 2012 cần phải được phát huy hơn nữa.

Bảng 2.15 : Bảng chi tiết biến động và cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2011

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Số ti6ền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Hàng mua đang đi

trên đường 9.922,704 36,54 7.980,000 19,44 1.942,704 24,34 Nguyên liệu, vật

liệu 6.212,831 22,88 12.319,242 30,02 -6.106,411 -49,57 Chi phí sản xuất,

kinh doanh dở dang 7.876,002 29,00 10.834,972 26,40 -2.958,970 -27,31 Thành phẩm 1.085,522 4,00 1.899,347 4,63 -813,824 -42,85 Hàng hóa 2.058,467 7,58 8.009,121 19,51 -5.950,654 -74,30

Cộng 27.155,529 100 41.042,681 100 -13.887,152 -33,84

Phân tích chi tiết hàng tồn kho ta thấy, trong năm 2011 hàng tồn kho có nhiều biến động. Năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất là Nguyên liệu, vật liệu (30,02%) sau đó là Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sang năm 2011 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho là Hàng mua đang đi đường chiếm (36,54%) lớn hơn hẳn năm 2011 (19,44%). Năm 2011 ngoài chỉ tiêu hàng mua đang đi trên đường tăng 1.942,704 triệu tương ứng tăng 24,34% thì các chỉ tiêu còn lại đều giảm làm tổng hàng tồn kho giảm 33,84 triệu hay giảm 13.887,152 triệu. Những biến động trên cho thấy, trong năm 2011 công ty đã bán được hàng, công tác quản lý hàng tồn kho đã có hiệu quả rõ rệt. Để duy trì được kết quả tốt này, phải luôn chú ý cân đối lượng nguyên vật liệu dự trữ cũng như chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hóa thành phẩm trong kho để không làm hàng tồn kho tăng quá cao đồng thời vẫn duy trì đủ lượng cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi.

- Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu là 11,099 vòng, năm 2011 là 6,407 vòng giảm 4,692 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu giảm làm kỳ thu tiền bình quân tăng 23,752 ngày. Điều này là do trong năm 2011 công ty bán được nhiều hàng làm tăng tín dụng khách hàng dẫn đến các khoản phải thu lớn. Chi tiết các khoản phải thu được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.16 : Chi tiết biến động và cơ cấu nợ phải thu của công ty năm 2011

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 58.815,860 63,56 6.357,854 17,37 52.458,006 825,09 2. Trả trước cho người bán 34.077,659 36,82 29.350,190 80,18 4.727,469 16,11 3. Các khoản phải thu khác 34,551 0,04 1.370,689 3,74 -1.336,138 -97,48 4. Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi -385,284 -0,42 -471,952 -1,29 86,668 -18,36

Tổng cộng 92.542,786 100,00 36.606,780 100,00 55.936,005 152,80

Ở đầu năm và cuối năm, công ty chỉ có khoản phải thu ngắn hạn.Tại thời điểm đầu năm, tổng khoản phải thu là 36.606,780 triệu, đến cuối năm là 92.542,786 triệu tăng 55.936,005 triệu tương ứng tăng 152,80%. Trong các khoản thu, phải thu của khách hàng là biến động nhiều nhất, so với đầu năm đến cuối năm tăng 825,09%. Trả trước cho người bán cũng tăng thêm16,11%. Bên cạnh đó các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi lại giảm. Về cơ cấu cũng có sự thay đổi. Tại thời điểm đầu năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số phải thu là chi tiêu trả trước cho người bán( chiếm 80,18%) thì đến cuối năm chỉ tiêu phải thu của khách hàng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất với 63,56%. Như đã phân tích ở trên, phải

thu khách hàng tăng là do trong năm công ty bán được nhiều hàng, tăng doanh thu và tăng cả khoản tín dụng cho khách hàng.

Phải thu của khách hàng là khoản bị chiếm dụng của công ty, không có khả năng sinh lãi và nếu khách hàng chậm trả cho công sẽ khiến công ty thiếu vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Do đó buộc công ty phải vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt, làm tăng chi phí lãi vay và chi phí quản lý các khoản nợ phải thu, tăng nợ cho công ty và hiển nhiên làm giảm lợi nhuận của công ty. Phải thu tăng với tốc độ tăng là 152,8%, lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (39,71%) bởi vậy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2011 giảm với năm 2010. Việc quản lý các khoản phải thu cần phải thực hiện tốt hơn và cần quan tâm hơn nữa đến các khoản tín dụng khách hàng tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều trong kỳ tới.

Tóm lại, qua phân tích trên cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2011 so với năm 2010 đã giảm, mặc dù chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhưng các chỉ tiêu khác đều giảm làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, công ty cần có biện pháp sử dụng vốn và tài sản một cách có hợp ly, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.17 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

1 Doanh thu thuần Triệu

đồng 413.738,773 298.275,156 2 Vốn cố định bình quân Triệu đồng 92.893,389 52.519,01 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân Triệu đồng 63.525,50 38.186,96 4 Hiệu suất sử dụng Lần 4,45 5,68 -1,23

VCĐ =(1)/(2) 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ =(1)/(3) Lần 6,51 7,81 -1,30 6 Hàm lượng VCĐ = 1/(4) Lần 0,22 0,18 0,05 - Hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Hệ số này cho biết 1 đồng vốn cố định bình quân trong năm 2010 tạo ra 5,68 đồng doanh thu thuần, 1 đồng vốn cố định bình quân trong năm 2011 tạo ra 4,45 đồng doanh thu thuần, giảm 1,23 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm là do vốn cố định bình quân năm 2011 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2011. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định của từng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 là 6,51, giảm 1,3 lần so với năm 2010 phản ánh vào năm 2011, 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 6,51đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2010 tạo ra 7,81 đồng. Hệ số này tuy cao nhưng lại giảm chứng tỏ công ty còn hạn chế trong công tác quản lý sử dụng tài sản cố định làm giảm đáng kể hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Cũng có thể nhận định rằng một phần nguyên nhân là do trong năm công ty đã đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản cố định. Doanh thu có tăng tuy nhiên tốc độ tăng còn thấp hơn tốc độ tăng của tài sản cố định làm giảm hiệu suất sử dụng.

Bản chất của hàm lượng vốn cố định là nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định, vì vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp làm hàm lượng vốn cố định cao. Trong năm 2010, chỉ cần 0,18 đồng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, năm 2011 cần 0,22 đồng. Như vậy hàm lượng vốn cố định năm 2011 tăng hơn nhiều so với năm 2011 cũng đã cho thấy có sự tham gia nhiều hơn của tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty.

Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố đinh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn chưa cao. Các chỉ tiêu hệ suất thấp và năm 2011 giảm so với năm 2010. Công ty vẫn cần phải tăng cường quản lý vốn cố định để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như áp dụng các biện pháp thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định, tiến hành thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, không có nhu cầu sử dụng...để nhanh chóng thu hồi vốn, lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định đồng thời thường xuyên chú ý đổi mới kết hợp với hiện đại hóa tài sản cố định nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong những năm tiếp theo.

* Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Bảng 2.18 : Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2010

Chênh lệch

1 Doanh thu thuần Trđ 413.738,773 298.275,156 2 Doanh thu tài chính Trđ 13.028,942 4.179,776 3 Tổng vốn bình quân Trđ 428.910,524 216.669,406 4 Tài sản tài chính dài

5 Vốn kinh doanh bình quân =(3)-(4) Trđ 318.829,076 149.503,762 6 Vòng quay vốn kinh doanh =(1)/(5) Vòng 1,298 1,995 -0,697 7 Vòng quay tổng vốn =((1)+(2))/(3) Vòng 0,995 1,396 -0,401

Với đặc thù công ty có khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn (gần 20%) nên ta tách riêng vốn kinh doanh không bao gồm vốn đầu tư dài hạn để phân tích. Với bảng trên, nhìn chung năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm so với năm 2010.

Riêng về vốn kinh doanh năm 2010 vòng quay vốn kinh doanh là 1,995 vòng đến năm 2011 là 1,298 vòng, giảm 0,697 vòng. Bảng trên đã cho thấy, năm 2011 doanh thu thuần bán hàng tăng tuy nhiên vốn kinh doanh bình quân cũng tăng và tốc độ tăng của vốn kinh doanh lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh nói chung thấp, nhưng so với mặt bằng chung nhóm ngành nội thất, cao su thì hoàn toàn hợp lý.

Vốn kinh doanh bình quân năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2010 bên cạnh đó doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh (41%) làm vòng quay tổng vốn giảm 0,401 vòng. Đặc biệt, năm 2011 vòng quay tổng vốn giảm xuống <1. Như vậy một năm vốn kinh doanh không quay được một vòng. Đây là một trong những mặt hạn chế của công ty. Trong năm 2011 công ty mở rộng quy mô, huy động thêm vốn đầu tư cho sản xuất nhưng hiệu quả sử dụng lại thấp.

Tóm lại, qua phân tích đánh giá thực trạng sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động nói riêng có thể thấy hiệu quả sử dụng các loại vốn và toàn bộ vốn giảm so với năm 2010. Đây là dấu hiệu

cho thấy công ty quản lý và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, qua việc kiểm tra hiệu suất sử dụng vốn, công ty sẽ có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính về đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm năng vốn sẵn có và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những năm tới công ty cần cố gắng để có thể đạt được những kết quả cao hơn.

2.2.2.2.4. Hệ số sinh lời

Các hệ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là tổng hợp của hàng loạt của các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để đánh giá, chúng ta sẽ xem xét từng chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 2.19 : Các hệ số sinh lời của công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch TB ngành

1 Lợi nhuận sau thuế (LNST) Trđ 10.887,501 17.305,758 2 Lợi nhuận trước thuế(LNTT) Trđ 14.516,668 22.585,713 2 Lợi nhuận trước thuế(LNTT) Trđ 14.516,668 22.585,713 3 Doanh thu trong kỳ Trđ 413.738,77

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w