Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 94 - 98)

Cộng 13.028.942.077 4.179.776.018 Số liệu trên cho thấy doanh thu tài chính của công ty chủ yếu từ phần

2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong tổ chức tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Ngoài những thành tích trên, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty còn nhiều những hạn chế như sau :

Về tình hình tài sản- nguồn vốn : Sự gia tăng của tài sản chủ yếu vẫn là tài sản ngắn hạn, đặc biệt là tài sản ngắn hạn khác. Điều này gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới vì chú trọng nhiều hơn đến đầu tư chiều rộng mà ít quan tâm đến chiều sâu, đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thỡ rừ ràng sẽ làm cụng ty khú khăn hơn trong việc cạnh tranh.

Mặt khác, hệ số số nợ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, vốn chủ chiếm tới 75% tổng vốn làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Với một công ty sản xuất đồ nội thất, xuất nhập khẩu cao su thì cơ cấu tài sản – nguồn vốn như vậy là chưa tốt, không thể hiện được thế mạnh cũng như năng lực sản xuất, đồng thời có thể gây ứ đọng vốn nếu không có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Năm 2011, tiền và tương đương tiền giảm tới 61,82% so với năm 2010.

Trong đó, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh và vẫn âm.

Việc tiền giảm có ảnh hưởng lớn đến công tác thanh toán và những khoản chi phát sinh tức thời do đó rủi ro tài chính cũng tăng cao.

Nợ phải thu gia tăng với quy mô lớn (152,8%) cùng với khoản dự phòng phải thu khó đòi lại giảm 18.36% là một vấn đề khá phức tạp mà công ty cần chú ý cân nhắc vì việc thu hồi nợ không phải lúc nào cũng thuận lợi và đúng hạn. Đây cũng là khoản vốn công ty bị chiếm dụng, số vốn này không tạo ra lợi nhuận mặt khác với số bị chiếm dụng lớn như vậy có khả năng gây thiếu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh buộc công ty phải vay bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Trong năm, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn là đi chiếm dụng. Số vốn bị chiếm dụng chiếm tới 30% tổng vốn lưu động gây ra tình trạng thiếu vốn trong sản xuất. Do vậy công ty đã phải vay ngắn hạn ngân hàng để bổ sung lượng vốn thiếu hụt này làm tăng chi phí sử dụng vốn và tăng rủi ro.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động, vốn cố định và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của công ty là ở mức thấp vậy mà còn giảm đi trong năm 2011. Trong đó, vòng quay tổng vốn năm 2011 giảm tới <1 , tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ở mức rất thấp và kỳ thu tiền trung bình của công ty tăng và khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Như vậy, vốn tăng nhưng hiệu quả sử dụng lại giảm, đây là điều mà công ty cần phải chú ý không để tình trạng này tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.

Trong năm 2011, công tác quản lý chi phí, giá thành còn chưa tốt.

Giá vốn tăng 43,22%, bên cạnh đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn 100%. Như đã phân tích ở phần trên, chi phí tăng là do trong năm 2011, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, khấu hao tăng, tiền lương trả cho công nhân viên tăng cùng với chi phí thuê văn phòng, phân xưởng sản xuất tăng đột biến …Ngoài ra cũng do một số nguyên nhân chủ quan mà doanh nghiệp cần khắc phục như: chi phí cho bộ máy quản lý cần tiết kiệm hơn, các chi phí

phát sinh ở khâu bán hàng, chi phí cho các phòng ban : tiền điện, nước, điện thoại…

Chi phí tăng là nguyên nhân làm lợi nhuận giảm trong năm 2011. Mặc dù doanh thu thuần tăng tới 38,71% nhưng lợi nhuận thuần giảm 47,22% và lợi nhuận kế toán trước thuế lại giảm 35,73 % . Việc lợi nhuận giảm đã kéo theo các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đồng loạt giảm. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của công ty trên thị trường

Công tác dự báo tình hình sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu còn chưa tốt khiến tình hình sản xuất chưa sát với tình hình tiêu thụ, gây ra việc còn nhiều hàng tồn kho tồn tại dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho và giảm chất lượng của thành phẩm sẽ được sản xuất từ số hàng tồn kho này.

Tóm lại, trong năm qua công ty đã có những cố gắng nhất định song hiệu quả hoạt đông còn thấp, năm tới công ty còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, và đưa ra biện pháp đồng bộ giúp cho hoạt động của công ty hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI CHÂU 3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế xã hội.

Khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp cần đặt doanh nghiệp đó trong mối quan hệ tổng hòa với các yếu tố có tác động đến doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, yếu tố ngoại cảnh mà đặc biệt là môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy khi nhận định về doanh nghiệp cũng như tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần tìm hiểu về bối cảnh kinh tế - xã hội để có cái nhìn chân thực và sâu sắc nhất.

Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay đã tạo điều kiện cho nền kinh tế các nước trên thế giới dễ dàng hội nhập, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ, liên kết kinh tế,… từ đó cũng tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng những thuận lợi trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh đó nó cũng tạo ra không ít những khó khăn thách thức như sự cạnh tranh cao, tình hình chính trị bất ổn và mức độ ảnh hưởng giữa các nền kinh tế…đặc biệt là trong tình hình kinh tế - xã hội đầy biến động như hiện nay.

Có thể nhận đinh rằng : nền kinh tế xã hội trong những năm vừa qua luôn biến động không ngừng. Cả thế giới luôn phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát tăng cao… các chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng trong khi nạn thất nghiệp vẫn là nỗi lo của của hàng tỷ

người. Những biến động đó đã ảnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Cụ thể, bước sang năm 2011, tình hình kinh tế trong nước và thế giới xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, nợ công châu Âu lan rộng, kinh tế Nhật Bản trì trệ, lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao, bất ổn chính trị ở trung đông, châu Phi, tình trạng căng thẳng ở biển Đông tăng lên. Đặc biệt cuối năm 2011, biên mậu Trung Quốc đóng cửa đã gây ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng xuất khẩu cao su của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu.

Trong nước, nền kinh tế phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao, mặt bằng lãi suất cao, tỷ giá, giá vàng biến động bất thường…Đặc biệt cuối năm 2011, suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua chung làm nền kinh tế Việt Nam bị tổn thất nhiều. Đối với các doanh nghiệp trong nước sức mua giảm làm doanh thu trong năm giảm cùng với lãi suất cao làm lợi nhuận thu được không cao dẫn đến hiệu suất hoạt động của nền kinh tế nói chunh giảm.

Với những khó khăn trong năm 2011 có thể thấy nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2012.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu”. (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w