Tính chất vật lí của hiđro

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 107)

HS trả lời câu hỏi.

Kết luận: Khí hiđro là chất khí không

màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

Hoạt động 2

Tính chất hóa học của hiđro

nhận xét hiện tượng. Các bước tiến hành gồm:

- Điều chế hiđro từ kẽm và dd HCl trong dụng cụ điều chế khí.

- Nối dụng cụ điều chế khí với một ống thuỷ tinh uốn cong, đầu vuốt nhọn. Chú ý phải thử khí hiđro xem đã tinh khiết chưa trước khi đem đốt.

- Mở khoá K của dụng cụ điều chế khí và đặt ở đầu ống dẫn khí.

- Yêu cầu HS quan sát ngọn lửa hiđro cháy trong không khí ?

- Mở nút lọ chứa oxi và đưa đầu ống dẫn khí hiđro đang cháy vào lọ. HS quan sát, nhận xét hiện tượng ?

- Đốt cháy khí hiđrô ở đầu vuốt nhọn ống dẫn khí, đưa ngọn lửa vào gần thành phía trong của cốc thuỷ tinh úp ngược. HS quan sát hiện tượng và nhận xét .

1)

Tác dụng với oxi:

- Trong oxi, hiđrô cháy với ngọn lửa sáng hơn, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước .

Phương trình: H2 + O2

0

t

→ H2O

- Cũng có những giọt nước được tạo thành ở thành cốc.

*) Nhận xét

Hỗn hợp khí hiđrô và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 với khí O2 theo tỷ lệ về thể tích đúng như hệ số các chất trong phương trình hoá học là 2:1

IV) Củng cố :

- Nhắc lại tính chất vật lý của hiđrô ?

- Giải thích tại sao nếu trộn H2 và O2 theo tỷ lệ về thể tích là 2:1 rồi đốt thì hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh ?

(do các phân tử H2và O2 đã tiếp xúc với nhau, khi được đốt nóng chúng lập tức tham gia phản ứng, phản ứng này toả nhiều nhiệt. Thể tích nước mới tạo thành bị giãn nở đột ngột gây ra sự chấn động không khí. Đó là tiếng nổ ta nghe được ).

V) HDVN.

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 48: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ

A) Mục tiêu:

1) Kiến thức :

- HS hiểu và biết Hiđrô có tính khử, tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất .

- HS biết hiđrô có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ do tính khử và do toả nhiều nhiệt khi cháy .

2) Kỹ năng:

- HS biết làm thí nghiệm hiđrô tác dụng với đồng oxit, biết viết phương trình hoá học của hiđrô với oxi và với oxit kim loại .

3) Giáo dục : Tính cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm .

B Chuẩn bị của GV và HS:

- Dụng cụ, giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn, chậu thuỷ tinh - Hoá chất : bột CuO.

C) Tiến trình giảng dạy :

I) Tổ chức : 8B 8D

II) Kiểm tra :

Trình bày tính chất vật lý của hiđrô ? Giải thích tại sao nếu trộn hiđro và oxi theo tỉ lệ về thể tích là 2:1 rồi đốt thì hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh ?

III)Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

Tác dụng với đồng oxit CuO

GV làm thí nghiệm biểu diễn :

HS quan sát và nhận xét hiện tượng. - Ở to thường, có phản ứng xảy không? - Khi đốt nóng CuO tới 400o C rồi cho luồng khí H2 đi qua thì có hiện tượng gì ?

-Trong phương trình phản ứng trên, khí hiđrô đã chiếm nguyên tố oxi của h/c nào?

Qua các t/c vừa học, em có nhận xét gì về tính chất hoá học của hiđrô?

2) Tác dụng với đồng oxit CuO :

a) Tiến hành (sgk)

b) Nhận xét :

- ở to thường, không thấy có phản ứng xảy ra.

- Khi đốt nóng tới 400o c thì bột CuO màu đen chuyển thành màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành

.

Phương trình : CuO + H2

0

t

→Cu + H2O -Trong phương trình phản ứng trên, khí hiđrô đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO.

H2 là chất khử vì là chất chiếm oxi

CuO là chất Oxi hoá vì là chất nhường oxi.

HS quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm về ứng dụng của hiđrô .

Đại diện nhóm, trình bày nhóm, nhóm khác bổ sung.

Trong các phản ứng sau, chất nào là chất khử? Sự khử? Vì sao ? H2 + Fe2O3 0 t → H2O + Fe H2 + HgO →t0 H2O + Hg 2H2 + O2 0 t →H2O Sự oxh H2 CuO + H2 0 t → Cu + H2O chất oxh chất khử Sự khử CuO

Vậy hiđrô có tính khử (khử oxi).

3) Kết luận :

Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđrô không những kết hợp được với đơn chất oxi mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

Khí hiđrô có tính khử.

Chất khử là chất chiếm oxi của chất

khác.

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w