Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 100)

một hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau:

+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với khí oxi

IV/ Củng cố:

1) Nhắc lại các khái niệm về sự cháy, sự oxi hoá chậm ?

2) Làm bài tập 6(99): Vì xăng , dầu nhẹ hơn nước nên nếu đổ nước

vào thì xăng dầu nổi lên trên mặt nước và lan rộng làm cho đám cháy càng lan rộng.

3) Làm bài tập 7(99):

HD: Đổi 0,5 m3 = 500lít

- Một ngày đêm cần thể tích không khí là: V = 500 .24 giờ = 12000(l)

- Thể tích khí oxi có trong 500l không khí là: 2 500.21 105( )

100

O

V = = l

- Thể tích oxi mà cơ thể nhận được trong một giờ là: 105 . 1/3 = 35 (l)

- Thể tích oxi mà cơ thể nhận được trong 24 giờ là: 35 .24 = 840 (l)

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 44 . BÀI LUYỆN TẬP 5 A/ Mục tiêu

1) Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm của chương oxi - không khí: tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi, ứng dụng của oxi, điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp, thành phần của không khí. Một số khái niệm hoá học mới: ôxit, sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

2) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán theo CTHH và theo PTHH, đặc biệt là các công thức và PTHH có liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế oxi.

3)Thái độ: Giúp HS có phương pháp học tập , bước đầu biết vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế cuộc sống.

B/ Chuẩn bị của GV và HS :

HS: ôn tập trước các khái niệm của bài luyện tập 5

C/ Tiến trình lên lớp :

I) Tổ chức : 8B 8D

II/ Kiểm tra: Tiến hành trong giờ ôn tập III/ Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 Kiến thức cần nhớ

GV dùng phương pháp đàm thoại, cho HS trả lời các câu hỏi sau:

- Đặc điểm của đơn chất khí oxi ? - Vai trò của oxi?

- Nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN ? - Sự oxi hoá là gì ? - Oxit là gì ? - Thành phần của không khí ? - Phản ứng hoá hợp là gì ? - Phản ứng phân huỷ là gì?

- Sự khác nhau giữa: phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ ? Sự cháy và sự oxi hoá chậm ? Oxit axit và oxit bazơ ?

HS trả lời Hoạt động 2 Bài tập GV chia lớp thành 3 nhóm: - Nhóm 1: làm bài tập 1, 2, 3 II/ Bài tập: Bài tập 1(100)

- Nhóm 2: Làm bài tập 4 , 5

- Nhóm 3: Làm bài tập 6, 7 Sau đó cử đại diện các nhóm lên chữa bài. - Các oxitaxit: CO2, SO2, P2O5 - Các oxitbazơ: Na2O, MgO, Fe2O3 Bài tập 2(100) HS tự trả lời Bài tập 4(100) Câu D đúng Bài tập 5(100) Câu sai là B, C, E Bài tập 6(101) - Phản ứng phân huỷ: a, c, d - Phản ứng hoá hợp: b Bài tập 7(101) Sự oxi hoá là a, b Bài tập 8(101) - Thể tích khí oxi có trong 20 lọ là: 20.100 = 2000ml = 2lit 10% ứng với 0,2 lit -Thể tích khí oxi cần dùng là: 2 + 0,2 = 2,2lit - Phương trình phản ứng: 2KMnO4 0 t → K2MnO4 + MnO2 + O2 2mol 22,4 lit ? 2,2 lit 4 4 2.2, 2 22, 4 2.2, 2 .158 31,3 22, 4 KMnO KMnO n mol m g = ⇒ = = b) KClO3 →MnO2 2KCl + O2 2.122,5g 3.22,4lit ? 2,2 lit 3 2.122,5.2, 2 8,1 3.22, 4 KClO m = = g V/ HDVN: Làm bài tập SGK

- Chuẩn bị giờ sau thực hành: mỗi nhóm mang theo que đóm, diêm, dây sắt lò xo

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 45 . BÀI THỰC HÀNH 4 A/ Mục tiêu

1) Kiến thức:

HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi.

2) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ điều chế , thu khí oxi vào ống nghiệm, cách nhận biết khí oxi và bước đầu biết tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất của các chất.

3)Thái độ: tính cẩn thận chính xác.

B/ Chuẩn bị của GV và HS :

- Hoá chất: KMnO4, S , que đóm .

- Dụng cụ: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cần:

ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống dẫn thuỷ tinh, giá gỗ, kẹp sắt, kẹp gỗ, chậu thuỷ tinh,

muôi đốt hoá chất bằng sắt.

C/ Tiến trình lên lớp :

I) Tổ chức : 8B 8D II/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

III/ Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 Thí nghiệm 1:

GV hỏi:

+ Làm cách nào để biết được khí oxi đã chứa đầy trong lọ?

+ Miếng bông đặt ở gần miệng ống nghiệm có vai trò gì ?

1)Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

a)Tiến hành:

- Chovào ống nghiệm một lượng thuốc tím, đặt miếng bông gần miệng ống nghiệm . - Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L . - Kẹp ống nghiệm trên giá sao cho miệng hơi chúc xuống.

- Hơ ngọn lửa dọc theo thành ống nghiệm sau đó tập trung đốt nóng phần có KMnO4

+Do khí oxi nặng hơn không khí nên có thể nhận biết bằng que đóm có than hồng đặt ở miệng lọ .

+ Ngăn các hạt bụi thuốc tím bay sang lọ oxi .

Hoạt động 2 Thí nghiệm 2

HS tiến hành làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng.

2)Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong

- Lấy 1 đũa thuỷ tinh đem đốt nóng rồi cho chạm vào cục nhỏ bột lưu huỳnh. Lưu huỳnh nóng chảy bám ngay vào đũa thuỷ tinh. Đưa đũa thuỷ tinh đã dính S vào lửa sau đó đưa nhanh vào ống nghiệm đựng oxi.

Nhận xét : S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ nhưng cháy trong oxi với ngọn lửa sáng rực.

IV/ Củng cố:

- HS làm tường trình thí nghiệm

- Thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học.

V/ HDVN:

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 46 . KIỂM TRA VIẾT A/ Mục tiêu

1) Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của HS trong chương oxi – không khí: - Tính chất của oxi

- Cách điều chế oxi

- Phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ - Oxit – sự oxi hoá, sự cháy, sự oxi hoá chậm

2) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán theo CTHH và theo PTHH, đặc biệt là các công thức và PTHH có liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế oxi.

3)Thái độ: Rèn luyện cho HS có tính cẩn thận, chính xãc, khoa học và trung thực khi làm bài kiểm tra.

B/ Chuẩn bị của GV và HS :

HS: ôn tập các kiến thức của chương oxi – không khí

C/ Tiến trình lên lớp :

I) Tổ chức : 8B 8D II/ Kiểm tra:

III/ Bài mới:

Đề bài:

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Hai chất khí chủ yếu có trong thành phần của không khí là:

A. N2, CO2 B. CO2, O2

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 100)

w