1) Khái niệm:
VD: Ca(OH)2; NaOH; Al(OH)3…
Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH
Em hãy viết công thức chung của bazơ?
GV hướng dẫn HS cách gọi tên bazơ
GV hướng dẫn HS tra bảng tính tan để lấy ví dụ về bazơ tan.
M(OH)n
trong đó: M là kim loại
n là hoá trị của kim loại
3) Tên gọi:
Tên bazơ = Tên kim loại + hiđroxit VD: NaOH: Natri hiđroxit
Al(OH)3: Nhôm hiđroxit
*) Chú ý: Nếu kim loại có nhiều hoá trị thì phải kèm theo hoá trị.
VD: Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
4) Phân loại: 2 loại
a) Bazơ tan được trong nước (gọi là kiềm) VD: NaOH; Ba(OH)2; KOH ….
b) Bazơ không tan trong nước: VD: Fe(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3…
IV/ Củng cố:
Viết công thức của oxitbazơ và bazơ tương ứng với các kim loại sau: Na; Ca; Mg; Fe(II); Fe(III); Al …
V/ HDVN:
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 56. AXIT – BAZƠ - MUỐI
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- HS hiểu khái niệm về muối, biết cách phân loại và gọi tên muối,
2) Kỹ năng:
- Biết lập công thức của muối - Biết cách gọi tên muối.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng gọi tên một số hợp chất vô cơ khi biết công thức hoá học và biết viết công thức hoá học của các hợp chất vô cơ khi biết tên gọi của chúng.
3) Thái độ:
- Tính cần cù chịu khó cho HS
B) Chuẩn bị của GV và HS:
HS: Ôn tập kỹ cách viết CTHH, cách gọi tên oxit, axit, bazơ, muối - Bảng phụ : Tên, công thức, thành phần của một số gốc axit
C) Tiến trình lên lớp :
I) Tổ chức:
II) Kiểm tra: 1) Định nghĩa axit? Viết công thức chung của axit?
Viết công thức của các axit có tên sau: axit cacbonic; axit photphoric ;
Axit sunfuhiđric .
2) Định nghĩa bazơ? Viết công thức chung của bazơ ?
Gọi tên các bazơ sau: Al(OH)3; Mg(OH)2; Fe(OH)2; Cu(OH)2 ? III) Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1
Muối Gọi HS viết công thức của
một số muối mà các em đã biết ?
- Em hãy nhận xét về thành phần hoá học của các muối trên ?
- So sánh với bazơ ? với axit ? - Gọi HS rút ra định nghĩa về muối ?
I/ Muối
1) Khái niệm:
VD: Al2(SO4)3; NaCl; Fe(NO3)3
Nhận xét: Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
- Muối giống bazơ: có nguyên tử kim loại - Muối giống axit: có gốc axit
Kết luận:
Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Từ đó hãy viết công thức chung của muối ?
GV gọi HS đọc tên các muối
3) Tên gọi:
Tên muối = Tên kim loại + tên gốc axit
Chú ý: Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên muối = Tên kim loại +hoá trị của KL + tên gốc axit
VD: Al2(SO4)3: Nhôm sunfat NaCl: Natriclorua
Fe(NO3)3: Sắt (III) clorua KHCO3: Kali hiđrocacbonat NaH2PO4: Natri đihiđrophotphat
4) Phân loại:
Dựa vào thành phần, muối được chia thành hai loại:
a) Muối trung hoà: là muối mà trong gốc axit không
có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: Na2CO3; K2SO4
b) Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn
nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: NaHSO4; NaHCO3; Ca(HCO3)2
IV/ Củng cố – Luyện tập:
1) Lập công thức của các muối có tên sau:
a) Canxi nitrat: Ca(NO3)2
b) Magie clorua: MgCl2
c) Bari sunfat: BaSO4
d) Canxi photphat: Ca3(PO4)2
2) Làm bài tập 5 (SGK)