Củng cố: HS nhắc lại các nội dung chính V/ HDVN: Làm bài tập 4,5 (SGK)

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 129)

V/ HDVN: - Làm bài tập 4,5 (SGK)

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 58. BÀI THỰC HÀNH 6

A.Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- HS được củng cố và nắm vững các tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và tác dụng với một số oxitaxit tạo thành axit tương ứng.

2) Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện cho HS có kỹ năng làm thí nghiệm với các hoá chất: Natri, canxi oxit và P2O5.

- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi làm thí nghiệm với các chất độc hại, nguy hiểm.

3) Thái độ:

- HS được củng cố về các biện pháp bảo đảm an toàn khi làm thí nghiệm, khi học tập và nghiên cứu hoá học.

B) Chuẩn bị của GV và HS:

GV chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho từng nhóm HS làm các thí nghiệm sau: - TN1: Nước tác dụng với natri

- TN2: Nước tác dụng với vôi sống - TN3: Nước tác dụng với P2O5

*) Dụng cụ: - chậu thuỷ tinh - Cốc thuỷ tinh - Bát sứ

- Lọ thuỷ tinh có nút - Nút cao su có muỗng sắt - Đũa thuỷ tinh

*) Hoá chất: Na, CaO, P đỏ, giấy quỳ tím.

C)Tiến trình lên lớp :

I) Tổ chức:

II) Kiểm tra: Nêu các tính chất hoá học của nước và viết phương trình phản ứng? III) Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1 Thí nghiệm 1

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 1) Thí nghiệm 1: a) Cách làm:

- Cho một mẩu quỳ tím vào cốc nước - Dùng kẹp sắt kẹp miếng Na (nhỏ bằng hạt đỗ) cho vào cốc nước.

giữa nước và Na tạo thành bazơ) c) Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O→2NaOH + H2

Họat động 2

Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống

GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm

GV gọi HS viết phương trình phản ứng

2) Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi

sống

a) Cách làm:

- Cho một mẩu nhỏ vôi sống bằng hạt ngô vào bát sứ

- Rót một ít nước vào bát sứ

- cho giấy quỳ tím hoặc phênol vào

b) Hiện tượng:

- Mẩu vôi sống nhão ra

- Dung dịch phenol từ không màu trở thành màu hồng.

- phản ứng toả nhiều nhiệt

c) Phương trình : CaO + H2O → Ca(OH)2

Họat động 3

Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với P2O5

GV hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm: - Cho 1 ít P đỏ vào muỗng sắt

- Đốt P đỏ trong muỗng sắt bằng đèn cồn rồi đưa nhanh vào lọ thuỷ tinh(bên trong lọ có sẵn 2 – 3ml nước).

- lắc cho P2O5 tan hết trong nước rồi cho một mẩu giấy quỳ tím vào lọ.

→ Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.

3) Thí nghiệm 3: Nước tác dụng vớiP2O5 P2O5

Hiện tượng:

- P đỏ cháy sinh ra khói trắng

- Quỳ tím → đỏ

Giải thích: Phản ứng tạo ra axit H3PO4

Axit làm cho quỳ tím hoá đỏ.

IV/ Củng cố:

- HS làm tường trình thí nghiệm

- Thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thí nghiệm

V/ HDVN:

- Ôn tập lại kiến thức của chương Hiđro – nước

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 59 . KIỂM TRA VIẾTA/ Mục tiêu A/ Mục tiêu

1) Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của HS trong chương hiđro – nước - Tính chất của hiđro, nước, phương pháp điều chế hiđro

- Các kiến thức về phản ứng oxi hoá khử, phản ứng thế, về axit, bazơ, muối

2) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng viết PTHH, kỹ năng viết công thức hoá học khi biết tên gọi, kỹ năng gọi tên các loại hợp chất vô cơ.

- Kỹ năng tính toán theo PTHH và Tính theo CTHH.

3)Thái độ: Rèn luyện cho HS có tính cẩn thận, chính xác, khoa học và trung thực khi làm bài kiểm tra.

B/ Chuẩn bị của GV và HS :

HS: ôn tập các kiến thức của chương hiđro, nước

C/ Tiến trình lên lớp :

I) Tổ chức : II/ Kiểm tra:

III/ Bài mới:

Đề bài Đáp án

Phần I : Trắc nghiệm

Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, hoặc D

Câu 1: Khí hiđro phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. CuO, HgO, NaOH B. CuO, PbO, O2

C. CuO, HgO, Na2O D. CuO, HgO, CaO

Câu 2: Nước phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. Na, CuO, SO2

B. K, CaO, Cu C. Na, P2O5, BaO D. K, P2O5, Fe3O4

Câu 3: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào vừa là phản ứng hoá hợp, vừa là phản ứng oxi hoá khử:

A. CaO + CO2 → CaCO3

B. 2H2 + O2 →t0 2H2O C. H2 + CuO →t0 H2O + Cu D. CO + ZnO → CO2 + Zn

Câu 4: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào vừa là phản ứng thế, vừa là phản ứng oxi hoá khử:

Phần I : Trắc nghiệm Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: D Câu 8: B Câu 9: a) nguyên tử hiđro, gốc axit b) bazơ, nhóm OH

Câu 5: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không thuộc loại phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ:

A. CaO + CO2 → CaCO3

B. H2 + CuO →t0 H2O + Cu C. HCl + NaOH → NaCl + H2O D. 2H2 + O2 →t0 2H2O

Câu 6: Dãy chất nào sau đây gồm tất cả các bazơ tan được trong nước?

A. Ca(OH)2, LiOH, KOH, Cu(OH)2

B. Ca(OH)2, Cu(OH)2 , Mg(OH)2, KOH C. Ca(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH D. Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2 , NaOH

Câu 7: Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. NaHCO3, HBr, KOH, Mg(NO3)2

B. Na2CO3, KHCO3, CaCO3, CuCl2

C. K2O, Mg(NO3)2, NaOH, CaCl2

D. NaHCO3, HCl, CaCl2, CaCO3

Câu 8: Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Phân tử axit gồm có một hay nhiều ………. liên kết

với………, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại.

b) Phân tử ………… gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều………..

Phần II: Tự luận

Câu 10: Gọi tên các chất sau:

a) Cu(OH)2 b) Ba(HCO3)2 c) PbSO4 d) H2SO4 e) H3PO4 f) NaH2PO4

Câu 11: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến

hoá sau:

a) Ca → CaO → Ca(OH)2

b) P → P2O5 → H3PO4

Câu 12: Cho kim loại Na phản ứng với nước thu được 8,96 lít

khí hiđro (ở đktc).

c) Viết phương trình phản ứng d) Tính khối lượng Na đã dùng e) Tính khối lượng bazơ thu được.

Câu 13: (Dành riêng cho HS ĐT )

dán nhãn là CaO và P2O5. Hãy nhận biết mỗi chất trên bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng.

Ngày soạn: Ngày giảng: Chương 6: dung dịch Tiết 60. DUNG DỊCH A.Mục tiêu: 1) Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà.

2) Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện cho HS có kỹ năng làm thí nghiệm với các hoá chất, quan sát thí nghiệm và từ đó biết rút ra nhận xét

- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi làm thí nghiệm

- HS biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn

3) Thái độ:

- HS được củng cố về các biện pháp bảo đảm an toàn khi làm thí nghiệm, khi học tập và nghiên cứu hoá học.

B) Chuẩn bị của GV và HS:

GV chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho từng nhóm HS làm các thí nghiệm sau: - Hoà tan đường vào nước

- Cho dầu ăn vào nước

- Hoà tan muối ăn vào nước tạo dung dịch bão hoà

- Thí nghiệm chứng minh các biện pháp để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

*) Dụng cụ:

- Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt: 6 cái - Kiềng sắt có lưới amiang: 4 chiếc - Đèn cồn: 4 chiếc

- Đũa thuỷ tinh: 4 chiếc

*) Hoá chất: nước, đường, muối ăn, dầu hoả, dầu ăn

C) Tiến trình lên lớp : I) Tổ chức.

II) Kiểm tra: Dành thời gian giới thiệu chương III) Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

Tìm hiểu về dung môi, chất tan, dung dịch

GV yêu cầu HS làm thí nghiệm:

- Cho 1 thìa đường vào một cốc nước và khuấy nhẹ.

Một phần của tài liệu giáo án hóa học 8 chuẩn kiến thức (Trang 129)

w