Hệ thống các công trình nghiên cứu về công tác lưu trữ cấp huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ tại các cơ quan chính quyền nhà nước cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La (Trang 71)

Để nâng cao chất lượng công tác lưu trữ của các cơ quan thì phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng từng hoạt động cụ thể của công tác lưu trữ. Tương tự như vậy, chất lượng nghiệp vụ lưu trữ chỉ được tăng lên khi từng nghiệp vụ lưu trữ như phân loại, xác định giá trị…phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản,

HĐND – UBND các huyện nói riêng và cán bộ lưu trữ trong cơ quan, tổ chức nói chung thiếu tâm huyết, nhiệt tình, sáng tạo, có thể khẳng định, nhiều khâu nghiệp vụ lưu trữ ở cấp huyện không được thực hiện dựa trên hệ thống lý luận hoặc không được nghiên cứu áp dụng bài bản trong thực tiễn. Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả khẳng định, tính đến nay, chưa có bất cứ mô ̣t công trình nghiên cứu cụ thể về từng khía cạnh nghiệp vụ lưu trữ đối với đối tượng là các cơ quan chính quyền nhà nước cấp huyện của Sơn La. Tất cả những nghiên cứu mà tác giả trình bày trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề mới hướng tới việc nghiên cứu, thiết kế mô hình tổ chức cho lưu trữ cấp huyện, ở đó chưa thấy quan tâm tới việc triển khai vận dụng những lý luận, quy định cụ thể cho lưu trữ cấp huyện.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) về khoa học và công nghệ, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Sơn La đã chú trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng vào thực tiễn, nhưng qua tìm hiểu, tác giả được biết chưa có bất kì đề tài khoa học nào liên quan đến công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Sơn La được triển khai nghiên cứu và thực hiện. Bản thân cán bộ lưu trữ của các huyện cũng không chú trọng nghiên cứu, đề xuất những sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ cho công việc hàng ngày của mình, nhưng kể cả những cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này như Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Sơn La, Phòng Nội vụ huyện cũng không đưa ra được bất cứ một hướng nghiên cứu cụ thể nào nhằm nâng cao chất lượng công tác lưu trữ cấp huyện.

So sánh đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn công tác lưu trữ có thể thấy nhiều vấn đề lý luận đã được nêu ra nhưng không đáp ứng được yêu cầu do thực tiễn đề ra. Việc phân định giữa thời hạn bảo quản “lâu dài” và “vĩnh viễn”, “tạm thời” và “lâu dài” chưa được xác định rõ nét; bảng thời hạn bảo quản mẫu tài liệu ở các cơ quan chính quyền nhà nước cấp huyện cũng chưa được quan tâm xây dựng; sự hình thành các loại hình tài liệu mới gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của khoa

hình cơ quan; xác định thành phần tài liệu cơ bản trong những hồ sơ tiêu biểu của các cơ quan, tổ chức…chưa được cán bộ lưu trữ, các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, giải quyết triệt để. Những vấn đề này đặt ra cho lưu trữ học không chỉ thực hiện những nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận mà còn phải tiến hành những nghiên cứu có tính ứng dụng cao để triển khai vào hoạt động cụ thể của công tác ở các cơ quan chính quyền nhà nước cấp huyện nói riêng, tất cả các cơ quan, tổ chức nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ tại các cơ quan chính quyền nhà nước cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)