Phương pháp đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ troponin ths huyết thanh trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện hữu nghị (Trang 40)

2.2.4.1. Chỉ tiêu nghiên cứu

Lâm sàng:

Xác định thời gian đau ngực bao gồm thời điểm đau ngực và thời gian nhập viện, các thuốc giảm đau đã dùng trước đó và hiệu quả.

Số cơn đau trong 24 giờ trước khi nhập viện. Đặc điểm và tính chất cơn đau ngực.

Khai thác các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành: tuổi, giới, béo phì, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, uống rượu bia.

Tiền sử bản thân mắc các bệnh tim mạch: tiền sử NMCT, tai biến mạch não, suy tim, điều trị tái tạo mạch, phẫu thuật tim mạch.

Tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch.

Cận lâm sàng:

Điện tâm đồ. Siêu âm tim. Sinh hoá máu:

Xét nghiệm sinh hóa cơ bản

Xét nghiệm sinh hóa để chẩn đoán HCMVC.

2.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá

 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:

- Đặc điểm của tuổi ( tuổi trung bình, phân bố nhóm tuổi) - Đặc điểm về giới

- Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành

 Khảo sát nồng độ hs – TnT trong huyết thanh ở bệnh nhân Hội chứng mạch vành cấp:

- Nồng độ hs – TnT huyết thanh của các nhóm nghiên cứu

- Nồng độ hs – TnT huyết thanh theo giới của bệnh nhân Hội chứng mạch vành cấp

- Nồng độ hs – TnT huyết thanh theo nhóm tuổi của bệnh nhân Hội chứng mạch vành cấp

- Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm hs- TnT ( thời điểm nhập viện) - So sánh giá trị xét nghiệm hs – TnT với ngưỡng xét nghiệm TnT thế hệ 4 - Nồng độ hs – TnT huyết thanh với tiến triển của bệnh nhân

- Sự thay đổi nồng độ hs – TnT theo thời gian ( tại ngày thứ 5 từ khi nhập viện)

 Hoạt độ một số enzym khác trong hội chứng mạch vành cấp

 Mối liên quan giữa nồng độ hs- TnT huyết thanh với CK, CK – MB, AST trong chẩn đoán HCMVC

- So sánh giá trị xét nghiệm hs – TnT với các xét nghiệm CK, CK – MB, AST trên bệnh nhân NMCT ( tại thời điểm nhập viện).

- So sánh giá trị xét nghiệm hs – TnT với các xét nghiệm CK, CK – MB, AST trên bệnh nhân NMCT ( tại ngày thứ 5 )

- So sánh giá trị xét nghiệm hs – TnT với các xét nghiệm CK, CK – MB,

AST trên bệnh nhân ĐTNKÔĐ ( tại thời điểm nhập viện).

- So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu các xét nghiệm bằng phương pháp R.O.C trên bệnh nhân NMCT và ĐTNKÔĐ

- Mối tương quan giữa Troponin T với các enzyme CK, CK- MB, AST trên các nhóm bệnh nhân NMCT, ĐTNKÔĐ

Bảng 2.1. Đánh giá đáp ứng với điều trị theo tiêu chuẩn của WHO

STT Chỉ tiêu 1 Dương tính ( + )

- Giá trị xét nghiệm sinh hóa cao hơn giới bình thường của người khỏe mạnh

2 Âm tính ( - ) - Giá trị xét nghiệm sinh hóa nằm trong giới hạn bình thường

Bảng 2.2. Bảng giới hạn bình thường của một số chỉ số hóa sinh

STT Chỉ số sinh hóa Giới hạn bình thường

1 CK 24-190 U/L

2 CK – MB <= 24 U/L

3 hs- TnT 0.0 -14.0 ng/L

4 AST <= 37 U/L

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ troponin ths huyết thanh trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện hữu nghị (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)