Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT phải phục vụ mục tiêu giáo dục thời kỳ CNH - HĐH đất nước, mục tiêu đó được thể hiện ở Điều 17- Luật Giáo dục 2005: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT với hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Việc đề xuất phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng và các yếu tố thành viên tham gia vào việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức mới đạt được kết quả cao.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn yêu cầu người lãnh đạo tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường không được đặt ý kiến chủ quan của
người quản lý, phải tổng kết thực tiễn quản lý và thực hiện quản lý đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường là điều kiện vô cùng quan trọng để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp.
Các biện pháp quản lý phải thể hiện là sự cụ thể hóa mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và nhà trường phù hợp với sự quy định của ngành trong quản lý. Có như vậy các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng mới đảm bảo sự phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp sống được, tồn tại được và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa chỉ là sự tiếp nối giữa quá khứ (cái đã làm) - hiện tại (đang tiến hành) và tương lai (sự vận động và phát triển của vấn đề quản lý).
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong chỉ đạo thực tiễn quản lý phải thấy được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang hiện hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát với thực tế. Làm được và quán triệt được những điều này trong nguyên tắc kế thừa cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý tránh được tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để góp phần giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đặt ra.
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên.
Khi đề xuất phải xây dựng các biện pháp quản lý đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phù hợp với thực tế, được thực hiện rộng rãi và tiếp tục được hoàn chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
Yêu cầu tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trở thành hiện thực và có hiệu quả cao khi thực hiện chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá).
Tính khả thi khi đề xuất biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt nguyên tắc phương pháp luận để các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.1.1. Mục đích
Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, công nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục khác thấy rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ quản lý giáo dục đạo đức trong các nhà trường và thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay.
Công tác giáo dục đạo đức phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, một trong những nội dung quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh THPT.
3.2.1.2. Nội dung
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về chiến lược phát triển đất nước, chiến lược phát triển giáo dục, điều lệ trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Đối với cán bộ quản lý: Yêu cầu thấm nhuần đường lối của Đảng, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT nói riêng.
Đối với cán bộ phụ trách công tác Đoàn: Phải nắm bắt sâu sắc mọi chủ trương của Đảng. Chính quyền phải có định hướng cụ thể cho hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường THPT.
Đối với giáo viên giảng dạy: Nâng cao ý thức chịu trách nhiệm để họ có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài giảng góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong giờ học cũng như ngoài giờ học.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thay mặt nhà trường quản lý toàn diện mọi hoạt động của học sinh trong một lớp, giáo viên chủ nhiệm như một người mẹ, một tấm gương sáng. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững những mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục, nắm vững tình hình và kết quả học tập của học sinh, nắm được hoàn cảnh của từng học sinh và nhân cách tính tình của mỗi học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của một lớp, cần chọn được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đủ đức, tài, tâm thì việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả.
Nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo viên phải có khả năng tổ chức lôi cuốn, điều khiển, các hoạt