Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

Nội dung của GDĐĐ là những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Nội dung GDĐĐ có các nhóm sau đây:

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng Tổ quốc XHCN. Đạo đức cao nhất của mỗi con nguời là sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện của bản thân bao gồm: Tính tự trọng, tự tin, tự lập, sống giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện, nhân ái, giàu lòng vị tha, có xúc cảm trước nhân tình thế thái. Từ đó người được giáo dục tự hoàn thiện bản thân, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm, không ngừng học hỏi người khác để bản thân tiến bộ hơn.

Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với gia đình, với cộng đồng, xã hội, đất nước. Đó là lòng nhân nghĩa, lòng biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô…

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc. Đó là làm việc có tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao, có lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.

Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến môi trường sống tự nhiên và xã hội. Đó là gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường, xã hội dân chủ, tiến bộ văn minh, bình đẳng, bảo vệ hoà bình, phát huy truyền thống và di sản văn hoá dân tộc và nhân loại.

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức về giáo dục đạo đức mà còn phải có các kỹ năng biết vận dụng, biết thực hiện các nội dung và có thái độ đúng, thái độ tích cực khi tiếp nhận và thực hiện các nội dung đó

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.4.4.1. Yếu tố giáo dục nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Với định hướng mục tiêu giáo dục đạo đức theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục ngày càng đầy đủ, hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường đào tạo ra những con người mới hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ đang lớn lên phải có một quá trình lâu dài, liên tục thống nhất bao gồm các ảnh hưởng khách quan và chủ quan của toàn xã hội. Môi trường giáo dục của nhà trường là nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân cách đạo đức của các em ngoài gia đình, nhà trường, xã hội có tác động mạnh đến hướng đi tương lai của trẻ khi bước vào đời. Nhà trường là khâu trung tâm tổ chức phối hợp và dẫn dắt công tác giáo dục của các tổ chức và các thể chế trong xã hội. Vì lẽ nhà trường là một cơ quan của nhà nước chuyên chính vô sản, được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng nắm quan điểm và đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa.

1.4.4.2. Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống của con người và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ đang lớn lên, không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển.

Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha, làm mẹ. Điều 19 Luật hôn nhân gia đình đã ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học hành và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức…”

Nhiệm vụ của giáo dục gia đình là phát triển con em về các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động để trở thành những người công dân gương mẫu và những người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Khả năng giáo dục của gia đình rất to lớn, vì được dựa trên những tình cảm ruột thịt: tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con và tình cảm kính yêu và biết ơn của con đối với cha mẹ. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách học sinh, trong đó “nề nếp gia đình” là những điều rất quan trọng. 1.4.4.3. Yếu tố xã hội

Ở đây muốn nói đến môi trường giáo dục đó là cộng đồng cư trú của học sinh. Từ thôn, xóm, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên…

Xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì con người ngày càng có ý thức sâu sắc về tương lai của mình và hăng hái tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Vì vậy hoạt động giáo dục của xã hội ngày càng phát triển và giữ vai trò ngày càng to lớn. Điều 65 của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ: “Nhà nước và xã hội chú trọng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, mở dần việc đảm nhiệm nuôi dạy trẻ em làm cho sinh hoạt, học tập và trưởng thành của trẻ em được đảm bảo”.

Các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục thanh, thiếu niên, những tấm gương cần cù tận tụy trong lao động, trong công tác… có tác dụng tích cực vào việc hình thành nhân cách của học sinh. Nhờ đó tạo nên một quá trình giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn xã hội. Nếu được tắm trong một môi trường xã hội trong sạch, một cộng đồng tốt đẹp, văn minh thì chắc chắn hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 1.4.4.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh

Học sinh trung học phổ thông có độ tuổi từ 15 đến 18, ở lứa tuổi này các em đã hình thành mạnh mẽ năng lực tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Xét cho cùng kết quả giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận của đối tượng giáo dục, dù chủ thể giáo dục có tích cực đến đâu mà đối tượng giáo dục không tiếp nhận thì quá trình giáo dục đều không có kết quả.

1.5. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT

1.5.1. Khái niệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng trường THPT là quá trình có ý thức, có chủ định, có kế hoạch và hợp quy luật của hiệu

trưởng đến học sinh THPT nhằm huy động và điều phối mọi lực lượng giáo dục tác động đến học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức ở các em. 1.5.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT

Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được xây dựng trên bốn chức năng của quản lý nói chung là: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức.

1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức

Nội dung cơ bản của việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức là:

- Xác định hình thành mục tiêu, phương hướng đối với nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của nhà trường để đạt được những mục tiêu đề ra về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Quyết định xem những hoạt động nào là cấp thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, để xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta cần thiết phải xác định mục đích, các biện pháp để đạt mục đích, xác định các yếu tố ảnh hưởng từ bên trong, bên ngoài, dự báo những biến đổi, vận hội, nguy cơ và xác định những khó khăn, thuận lợi để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với nhà trường, địa phương trong điều kiện thực tế, để kế hoạch có thể thực hiện thành công, đạt được mục tiêu đề ra.

1.5.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đặt ra mục tiêu tổng thể của nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo

dục đạo đức; tham luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự; phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cần được tiến hành theo 5 bước sau:

- Lập danh sách những công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu về giáo dục đạo đức của nhà trường.

- Phân chia toàn bộ những công việc thành những nhiệm vụ cụ thể để các thành viên hay các bộ phận trong trường thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic, có thể gọi đây là bước phân công lao động.

- Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả, nhóm gộp nhiệm vụ cũng như các thành viên gọi là bước phân chia bộ phận.

- Thiết lập một cơ chế điều phối. Sự liên kết hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các bộ phận một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện để đạt được mục tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả.

- Theo dõi, đánh giá và có những điều chỉnh cấp thiết. 1.5.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Sau khi kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thành lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển chọn thì phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt. Lãnh đạo bao hàm việc liên hệ với các cá nhân và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.

1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức đề cập đến phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp, nhất quán với những kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã được xây dựng.

Kiểm tra giúp chúng ta có thông tin phản hồi, xác định được những lệch lạc nếu có để tiến hành những hoạt động điều chỉnh cấp thiết.

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp để giúp các cá nhân, bộ phận rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của công tác giáo dục đạo đức của toàn trường.

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh cần tiến hành theo 4 bước sau: - Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu để đảm bảo so sánh chính xác và công bằng giữa thành tựu đạt được với chuẩn mực đặt ra.

- Đo lường thành tựu: Được tiến hành lặp đi lặp lại với tần xuất nhất định tùy theo từng hoạt động và cấp độ quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.

- Xác định mức độ đáp ứng của thành tựu so với mục tiêu.

- Tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa. Nếu phát hiện thấy những sai lệch của thành tựu so với tiêu chuẩn, hoặc thay đổi tiêu chuẩn. 1.6. Những yêu cầu về đạo đức của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Những yêu cầu về đạo đức của học sinh THPT cũng nằm trong những yêu cầu về đạo đức của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thế hệ học sinh THPT là một phần cốt yếu của thanh niên Việt Nam. Sau khi các em tốt nghiệp THPT phải đạt được ở các mặt giáo dục: Tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp; kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất xúc cảm và thẩm mỹ, các em có thể tiếp tục học tiếp lên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, học nghề hoặc lao động trực tiếp để kiếm sống.

Xuất phát từ vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển, từ vị trí của con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và tự nhiên, với tư cách là

chủ thể giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa vật chất và tinh thần, giữa dân tộc và nhân loại, có thể xác định hệ thống chuẩn mực đạo đức theo năm nhóm phản ánh mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết.

1.6.1. Yêu cầu về nhận thức tư tưởng chính trị

- Có lý tưởng CNXH, thực hiện CNH - HĐH đất nước - Yêu quê hương, đất nước

- Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng

- Tin tưởng vào Đảng và đường lối mới của Đảng, của nhà nước

Ý nghĩa của những chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng chính trị sẽ góp phần định hướng lẽ sống (lý tưởng sống) cho mỗi cá nhân. Đạo đức cao nhất của mỗi con người là sống và làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà trước mắt là thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước.

1.6.2. Yêu cầu về việc tự hoàn thiện bản thân

Tự trọng (tự tin vào bản thân, tin vào sự phát triển của đất nước); tự lập (không ỷ lại vào người khác); giản dị, trung thực (không lừa dối người khác và chính lương tâm của mình); siêng năng, hướng thiện (trong suy nghĩ và hành động), biết kiềm chế, biết hối hận.

1.6.3. Yêu cầu về việc quan hệ với gia đình, với cộng đồng, xã hội, đất nước

Nhân nghĩa cụ thể là biết ơn (tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có công với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ những người có nhân cách); yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác (đồng cảm, biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị); bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người…

1.6.4. Yêu cầu đối với công việc

Đó là: Trách nhiệm cao; có lương tâm; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải (chân lý); dũng cảm, liêm khiết. Những giá trị đạo đức này thể hiện nhận

thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động,… Những giá trị trên sẽ là động lực giúp mỗi cá nhân nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thiện nhân cách, học tập và hoạt động xã hội.

Những chuẩn mực nêu trên, ở góc độ nhất định thể hiện tập trung ý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)