Trong công tác quản lý để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao thì một trong những yếu tố quan trọng là công tác thi đua khen thưởng. Công tác này nhằm xác định mức độ đạt được trong giáo dục và nhà quản lý xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Để làm tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cần có chế độ, chính sách hợp lý cho người làm công tác này. Đánh giá còn nhằm thẩm định những yếu tố chủ quan, khách
quan để kịp thời uốn nắn điều chỉnh các quyết định, làm cho các hoạt động quản lý đạt hiệu quả hơn.
3.2.6.1. Mục đích
Xây dựng được chế độ khen thưởng, kỉ luật để kích thích được đội ngũ cán bộ hoạt động có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo các lợi ích của họ. Đồng thời giúp cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên và học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.6.2. Nội dung
Nhà trường xây dựng chế độ khen thưởng, động viên phù hợp với điều kiện thực tế nhằm động viên quản lý, giáo viên chủ nhiệm tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Ban chỉ đạo có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động của các thành viên sao cho phù hợp với biện pháp cần thực hiện.
3.2.6.3. Cách thức tiến hành
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu, đánh giá, xếp loại giáo dục đạo đức cho các thành viên trong nhà trường, cho các lực lượng quản lý giáo dục. Thực hiện chế độ thưởng cho những người làm tốt hoạt động giáo dục đạo đức.
Căn cứ vào thành tích để đề nghị các cấp trên khen thưởng chiến sĩ thi đua… thành lập và tổ chức các hội đồng kỷ luật học sinh vi phạm.
Kiểm tra đánh giá phải thường xuyên, liên tục hoặc đột xuất đánh giá đúng, kịp thời, biểu dương, khen thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên. Đánh giá chính xác không vì bệnh thành tích.
3.2.6.4. Kết quả cần đạt được
Xây dựng được chế độ thưởng phạt hợp lý, cụ thể cho từng đối tượng. Mức thưởng, phạt phải đủ để động viên khuyến khích, răn đe và phòng chống các tiêu cực có thể xảy ra, đồng thời kích thích động viên đẩy mạnh được phong trào.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng phong phú, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chúng có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống. Vì vậy khi vận dụng chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ, dựa vào tình hình cụ thể. Tùy theo từng đối tượng cụ thể để lựa chọn biện pháp thích hợp, linh hoạt mới đạt được hiệu quả cao.
Tôi nhận thấy trong những biện pháp trên:
Biện pháp thứ nhất: “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh”. Biện pháp này có ý nghĩa tiên quyết vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng.
Biện pháp thứ hai: “Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh”. Biện pháp này mang tính quyết định đến thành công, tuy nhiên đó mới chỉ là phương án nêu ra và tổ chức có một phía.
Biện pháp thứ ba: “Phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh”.
Biện pháp thứ tư: “Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Biện pháp thứ ba và biện pháp thứ tư có ý nghĩa rất quan trọng, tạo môi trường thân thiện giữa con người với con người, hơn nữa nó phát huy được sức mạnh tổng hợp cho sự thành công trong công việc của nhà quản lí. Đồng thời nó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh và các lực lượng xã hội trong rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Biện pháp thứ năm: “Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện”. Biện pháp này có vai trò quyết định đến sự thành công của công tác giáo dục đạo đức. Có tác dụng tạo nên hứng thú cho người làm công tác giáo dục đạo đức và cũng tạo ra những điều kiện và môi trường tốt cho công tác giáo dục đạo đức.
Biện pháp thứ sáu: “Xây dựng cơ chế thưởng, phạt kịp thời, xử lý vi phạm”. Biện pháp này nói lên kết quả và hiệu quả của hoạt động. Trên cơ sở đó, nhà quản lí uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng cho hoàn thành nhiệm vụ.
Mỗi biện pháp đã giải quyết được một số vấn đề cụ thể về giáo dục đạo đức cho học sinh. Các biện pháp này quan hệ mật thiết, bổ sung hỗ trợ cho nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp cơ bản giúp cho Hiệu trưởng thực hiện tốt công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay.
Mối quan hệ giữa các biện pháp thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp
1. “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh".
2. “Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh”.
3. “Phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh”.
4. “Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
5. “Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện”. Biện pháp 4 3 2 1 6 5
6. “Xây dựng cơ chế thưởng phạt kịp thời, xử lý vi phạm”.
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng
3.4.1. Các bước khảo nghiệm
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học hoạt động giáo dục đạo đức. Để khẳng định giá trị thực tiễn, tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua một phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (xem phụ lục)
Đề tài đánh giá các biện pháp giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng theo hai tiêu chí:
Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết; tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và ít khả thi.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra.
Nguyên tắc lựa chọn: cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường THPT.
Số lượng khách thể điều tra: 103 cán bộ quản lý và giáo viên. Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.
Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cần thiết:
Rất cần thiết : 3 điểm Cần thiết : 2 điểm Ít cần thiết : 1 điểm
Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm Khả thi: 2 điểm Ít khả thi: 1 điểm
Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo của các biện pháp giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng
Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng
TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi (%) Rất Cần thiết (3đ) Cần thiết (2đ)) Ít cần thiết (1đ) Rất Khả thi (3đ) Khả thi (2đ) Ít khả thi (1đ) SL % SL % SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 103 100 0 0.0 0 0.0 99 96.1 4 3.9 0 0.0 Biện pháp 2 81 78.6 19 18.4 3 2.9 80 77.7 21 20.4 2 1.9 Biện pháp 3 97 94.2 6 5.8 0 0.0 100 97.1 3 2.9 0 0.0 Biện pháp 4 75 72.8 25 24.3 3 2.9 70 68.0 29 28.2 4 3.9 Biện pháp 5 81 78.6 16 15.5 6 5.8 74 71.8 28 27.2 1 1.0 Biện pháp 6 83 80.6 20 19.4 0 0.0 90 87.4 13 12.6 0 0.0 Trung bình 84.1 14.6 1.3 83.0 15.9 1.1 Qua bảng 3.1 tác giả đã kiểm chứng được rằng: cả 06 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trên đều cần thiết và rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên (98,7%); đồng thời các biện pháp đều có tính khả
thi và rất khả thi cao (98,9% ). Ở mức độ rất cần thiết cả 6 biện pháp là trên 72,0% số người được hỏi đồng ý, biện pháp 1,3 số người cho là rất cần thiết là trên 90,0%, số người được hỏi trả lời là ít cần thiết chỉ chiếm 1,3%.
Mức độ tính khả thi của từng biện pháp là khác nhau: Biện pháp 1 và biện pháp 3 đạt trên 90% số người được hỏi cho là rất khả thi, biện pháp 6 là 87,4%, biện pháp 2,5 có trên 70% số người được hỏi cho là rất khả thi, biện pháp 4 là 68,0%.
Sự khác biệt và chênh lệch trong đánh giá như vậy là tất yếu, khách quan. Mặc dù không được 100% ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài là cần thiết và khả thi nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định rất chắc chắn là: tất cả sáu biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
Tác giả tin tưởng rằng, nếu các biện pháp trên được sử dụng một cách có hệ thống, đồng bộ và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh các trường THPT huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên.
Để thấy được mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng đã được đề xuất, tác giả lập bảng sau:
Bảng 3.2. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng
TT Biện pháp quản lý Cần thiết Khả thi
X X
1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
309 3.0 305 2.96 2 Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lý
giáo dục đạo đức cho học sinh 284 2.76 284 2.76 3 Phối hợp với các lực lượng xã hội
học sinh
4 Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
278 2.69 272 2.64 5 Tăng cường cơ sở vật chất và các điều
kiện 281 2.73 279 2.71
6 Xây dựng cơ chế thưởng, phạt kịp thời,
xử lý vi phạm 289 2.81 296 2.87
Trung bình X 2.82 2.82
Giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức đề xuất phù hợp nhau. Có nghĩa là các biện pháp được nhận thức quan trọng ở mức độ nào thì mức khả thi cũng được đánh giá ở mức độ tương đương.
Có thể biểu diễn tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng bằng biểu đồ sau: 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 6 7 Cần thiết Khả thi 2.94 2.76 2.76 2.97 2.96 3 2.69 2.64 2.73 2.71 2.81 2.87
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của
Chú thích:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. 3. Phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
4. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
5. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện.
Tiểu kết chương 3
Việc đề xuất các biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc xác định đó là: Đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất.
Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp chủ yếu của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Đồng thời mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trò riêng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2. Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 3. Phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 4. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Biện pháp 5. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện.
Biện pháp 6. Xây dựng cơ chế thưởng, phạt kịp thời, xử lý vi phạm. Đây là hệ thống các biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.
Kết quả khảo nghiệm: Cả 6 biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu các biện pháp trên được sử dụng một cách có hệ thống, đồng bộ và sáng tạo vào việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh chắc chắn sẽ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh các trường THPT huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường phổ thông là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Bởi vậy, việc quan tâm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm vô cùng cần thiết hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách nhằm phát triển con người mới, con người Việt Nam XHCN đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đây là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo và là tác nhân chính trong việc huy động, liên kết các lực lượng xã hội cùng tham gia. Giáo dục đạo đức học sinh trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ